Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Ước mơ thành sự thật, Việt Nam có tên trên bản đồ số thế giới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Việt Nam khát vọng làm chủ, sáng tạo công nghệ, vươn ra thế giới. Chúng ta đã ước mơ Việt Nam có tên trên bản đồ số thế giới và ước mơ đó đã thành sự thật, chúng ta đã có tên trên bản đồ số thế giới.

Ông Truơng Gia Bình chia sẻ tại Diễn đàn. (ảnh: Đăng Khoa)
Ông Truơng Gia Bình chia sẻ tại Diễn đàn. (ảnh: Đăng Khoa)

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT – nói về con đường phát triển Make in Vietnam – Câu chuyện của doanh nghiệp công nghệ số trước lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành và nhiều đại diện các tập đoàn lớn - tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 với chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ số - Động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam”, vừa diễn ra hôm nay (23/12).

Nhắc lại những câu chuyện về khát vọng làm chủ công nghệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai trong cộng đồng công nghệ thông tin Việt Nam, Chủ tịch FPT nói đến thời điểm 20 năm trước, khi FPT quyết định đi ra thế giới. Các văn phòng mới mở tại Ấn Độ, tại Silicon Valley đứng trước “nguy cơ phải đóng cửa, vì không có hợp đồng, không ai giao công việc. Chúng tôi phải đem việc từ Việt Nam sang làm. Rất may, đúng lúc đó – năm 2002, Nhật Bản đã chấp nhận chúng tôi. Và từ đó, chúng tôi liên tục đi lên” – Chủ tịch FPT nói.

Ông Trương Gia Bình đưa ra những con số hết sức cụ thể để khắc họa sự trưởng thành của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam này: Từ nhóm 17 người đầu tiên, hôm nay FPT có 17.600, lập trình viên, kỹ sư công nghệ. Từ không có khách hàng nào car trong suốt nhiều năm trời, hiện nay FPT có 700 khách hàng, trong đó có 100 công ty trong danh sách Fortune Global 500 (500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới)

Từ những việc dễ ban đầu với giá 1.500 USD/tháng, FPT vươn lên làm các công việc phức tạp hơn và công việc phức tạp nhất hiện nay mà FPT đang đảm nhiệm là làm là tư vấn chuyển đổi số với giá 40.000 USD/tháng.

“Từ những công việc lẻ tẻ chúng tôi vươn lên những công việc lớn hơn” – Chủ tịch FPT tự hào nói.

Ngay trong năm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi COVID-19 này, FPT đã vượt qua được 200 công ty ở Mỹ trong đó có những tên tuổi lẫy lừng như Infosys, Tata, IBM,… để chiếm hợp đồng 150 triệu USD với 1 khách hàng Mỹ.

Chia sẻ con số thống kê từ Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ CNTT – VINASA, ông Trương Gia Bình khẳng định: Hiện chúng ta có lực lượng 300.000 "chiến binh viễn chinh" tạo ra 1 ngành công nghiệp có giá trị 5 tỉ USD.

“Lực lượng CNTT của chúng ta có thể làm được bất cứ điều gì vào lúc này. Lực lượng CNTT của chúng ta có thể giải quyết nhu cầu chuyển đổi số của đát nước và làm chuyển đổi số cho thế giới.

Chúng ta đã ước mơ Việt Nam có tên trên bản đồ số thế giới và ước mơ đó đã thành sự thật. Chúng ta đã có tên trên bản đồ số thế giới” – Chủ tịch FPT khẳng định.

Khi cả thế giới hướng về cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư thì Việt Nam lại đứng trước một cuộc đua mới nhưng công bằng hơn về điểm xuất phát – cuộc đua Chuyển đổi số. Trong đó, lĩnh vực nóng nhất là robot tự động hoá.

Trong cuộc đua ấy, ông Bình cho rằng Việt Nam có lợi thế là chưa có nhiều ứng dụng, quá trình trung gian có thể bỏ qua mà đi thẳng lên chuyển đổi số. Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin, startup dễ dàng cùng nhau xây dựng sản phẩm cho người dân và Chính phủ.