Cả nước đã phát hiện 314.028 người có tiếp xúc gần gũi với những người bị bệnh, hiện vẫn giám sát y tế với 186.045 người. Ngoài Trung Quốc Đại lục, khu vực Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan đã xác định có 50 người mắc bệnh: Hồng Kông 24 (chết 1) Ma Cao 10 (đã xuất viện 1), Đài Loan 16 (đã xuất viện 1).
Tỉnh Hồ Bắc vẫn là khu vực thiệt bị hại nặng nề nhất. Tính đến 24h đêm 6/2, tỉnh này đã xác nhận có thêm 2.447 ca bệnh mới (Vũ Hán 1.501, Hoàng Thạch 69, Thập Yển 27, Tương Dương 51, Nghi Xương 44, Kinh Châu 84, Kinh Môn 45, Ngạc Châu 48, người Xương 47, Hiếu Cảm 255, Hoàng Cương 90, Hàm Ninh 44, Tùy Châu 81, Thập Yểm 42, Ân Thi 13, Tiên Đào 42, Thiên Môn 25, Tiềm Giang 10), đưa tổng số người bị bệnh trong tỉnh lên 22.112.
Đường phố Vũ Hán ngày 3/2 trong đại dịch vắng bóng xe cộ qua lại (Ảnh: Đa Chiều)
|
Trong 24 giờ qua, toàn tỉnh có thêm 69 người chết vì dịch bệnh (Vũ Hán 64, Tương Dương1, Nghi Xương 1, Hoàng Cương 3) đưa tổng số người chết lên 618; 817 người đã được xuất viện.
Hiện tại, toàn Hồ Bắc có 15.804 người vẫn đang được điều trị cách ly tại các bệnh viện được chỉ định trong tỉnh (trong đó có 3.161 ca nặng, 841 ca nguy cấp); 101.599 người có liên hệ chặt chẽ với những người bị bệnh đã được tìm thấy và 64.057 người vẫn đang được cách ly theo dõi y tế.
Các tỉnh Giang Tây và Liêu Ninh đóng cửa, thực hiện quản lý khép kín
Dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lây lan, Bộ chỉ huy khẩn cấp phòng chống dịch bệnh tỉnh Giang Tây ngày 5/2 đã công bố 10 biện pháp phòng chống dịch bệnh và thực hiện quản lý kín. Người dân ra vào tất cả các làng và cộng đồng cần xuất trình giấy tờ và kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Những nơi công cộng không cần thiết cho cuộc sống của cư dân đều bị đóng cửa.
Ngoài việc quản lý kín, tất cả những người từ tỉnh ngoài đến phải báo cáo với cộng đồng. Ai không chủ động trình báo, từ chối chấp nhận đo nhiệt độ, quan sát y tế và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát khác, sẽ truy cứu trách nhiệm theo pháp luật. Các đối tượng theo dõi y tế tại nhà không được phép ra ngoài, thực hiện kiểm soát cách ly tại nhà nghiêm ngặt và xác định rõ trách nhiệm người phụ trách. Các cư dân của cộng đồng thành thị và nông thôn có các triệu chứng như sốt và ho phải báo cáo ngay. Nhân viên y tế phải sử dụng phương tiện đặc biệt để gửi đến các bệnh viện được chỉ định để điều trị để tránh lây truyền và lây nhiễm chéo. Nghiêm cấm báo cáo láo, bỏ sót và báo cáo muộn....
Tỉnh Giang Tây tuyên bố đóng cửa, quản lý kiểu khép kín (Ảnh: Đa Chiều)
|
Khi những người có triệu chứng sốt, ho, ... được phát hiện tại sân bay, nhà ga, nhà ga và tuyến đường giao thông chính... phải được sắp xếp để đưa đến bệnh viện được chỉ định để điều trị. Các hiệu thuốc bán lẻ bán thuốc chống sốt và ho cần được đăng ký theo hệ thống tên thật và báo cáo cho sở y tế địa phương càng sớm càng tốt. Chợ nông sản, siêu thị, nhà thuốc và những nơi khác sắp xếp hợp lý giờ làm việc, khử trùng thường xuyên, đo nhiệt độ tất cả người ra vào, đeo khẩu trang; chuyển phát nhanh, giao hàng phải thực hiện không tiếp xúc. Các hành vi vi phạm quản chế đình chỉ kinh doanh tạm thời sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
Ngoài ra, Văn phòng Bộ chỉ huy phòng chống và kiểm soát dịch bệnh tỉnh Liêu Ninh cũng đã ban hành “Thông báo về 30 biện pháp kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các cộng đồng đô thị và nông thôn trong tỉnh” vào thứ Tư (5/2), tuyên bố việc quản lý kín các làng xã và cộng đồng dân cư trong toàn tỉnh.
Chặn lấy vật tư y tế của tỉnh bạn, quan chức Đại Lý Vân Nam bị trừng phạt
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lây lan, nguồn cung cấp vật tư y tế ở các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng rất cấp bách. Trong thời kỳ nhạy cảm này, châu Đại Lý, tỉnh Vân Nam, đã bị phê phán vì chặn giữ (nói thẳng là cướp đoạt) vật tư y tế của Trùng Khánh, một trong những khu vực bị dịch bệnh nặng nề.
Đáp lại những ý kiến phê phán liên quan, tỉnh Vân Nam ngày 6 tháng 2 đã lên tiếng trả lời: “Đã thông báo phê bình chính quyền thành phố Đại Lý và Cục Y tế và Sức khỏe thành phố Đại Lý vì đã trưng dụng các vật tư để phòng chống dịch bệnh”.
Khẩu trang đang trở thành thứ vật tư y tế khan hiếm, các quan chức ở Đại Lý Vân Nam đã bị kỷ luật khi "trưng dụng khẩn cấp" mặt hàng này của Trùng Khánh vận chuyển qua địa bàn (Ảnh: Guancha)
|
Thông báo chỉ rõ: “Gần đây, Cục Y tế và Sức khỏe thành phố Đại Lý đã thực hiện “trưng dụng khẩn cấp” đối với số khẩu trang được Công ty TNHH Shunfeng Express chi nhánh Vân Nam vận chuyển đến Trùng Khánh. Cách làm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng ngừa và kiểm soát tình hình dịch bệnh ở tỉnh, thành phố anh em cùng tình cảm của người dân tỉnh, thành phố anh em. Nay quyết định thông báo phê bình chính quyền và Cục Y tế & Sức khỏe thành phố Đại Lý, ra lệnh lập tức hoàn trả tất cả số vật tư đã trưng dụng”.
Thông báo yêu cầu tất cả các ban ngành, các khu vực trong tỉnh cần lấy đó làm gương, rút ra bài học sâu sắc, hiểu về chính trị và vì đại cục, quyết không cho phép xảy ra sự cố tương tự lần nữa. Nếu lại xảy ra, sẽ truy cứu, xử lý nghiêm túc.
Được biết, ngày 1/2, Đại Lý đã “trưng dụng khẩn cấp” 9 kiện hàng khẩu trang được vận chuyển đến Trùng Khánh để phục vụ công tác chống dịch. Hiện nay, một phần số khẩu trang này đã được trả lại cho Trùng Khánh, một số đã được phân phối, sử dụng, phía Đại Lý sẽ bồi thường 990.300 NDT, công tác bồi thường đang được tiến hành. Ngày 5/2, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc Đại Lý hoàn trả toàn bộ số khẩu trang đã “trưng dụng khẩn cấp”.
Bác sỹ Lý Văn Lượng, người hùng trong cuộc chiến chống dịch bệnh Viêm phổi do nCoV vừa qua đời sáng nay, 7/2 (Ảnh: Guancha)
|
Người “thổi còi báo động” về dịch bệnh qua đời vì lây bệnh
Ngày 7/2, trang weibo chính thức của Bệnh viên Trung tâm Vũ Hán xác nhận bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), nhân vật được biết đến như một “người thổi còi báo động” về dịch bệnh Viêm phổi cấp do virus Corona chủng loại mới, đã qua đời vào lúc 2h58 sáng sớm cùng ngày.
Lý Văn Lượng ngày 30/12/2019 đã đưa ra một cảnh báo phòng hộ về dịch bệnh, nhưng sau đó anh đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ vì bị buộc tội tung tin đồn thất thiệt. Anh đã công bố tin mình bị nhiễm bệnh trên Weibo vào ngày 1/2, nhưng đã qua đời vào ngày 6/2.
Ngoài ra, phóng viên tờ 21st Century Business Herald (Kinh tế thế kỷ 21) dẫn lời những người thạo tin nói rằng cha mẹ và người vợ đang mang thai của bác sĩ Lý Văn Lượng cũng có thể đã bị lây bệnh.
Lý Văn Lượng là một bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán. Vào ngày 30/12, anh đã đăng một thông báo về tình hình dịch bệnh ở chợ hải sản Hoa Nam lên nhóm WeChat của nhóm bạn học. Tuy nhiên, vào ngày 3/1, anh đã bị cảnh sát bắt và cảnh cáo vì “lan truyền những lời lẽ sai lệch trên Internet”.
Lý Văn Lượng bị nhiễm bệnh tại buổi khám bệnh vào ngày 8/1, sau đó xuất hiện các triệu chứng như ho và sốt, rồi tình hình trở nên nghiêm trọng. Anh đã được điều trị tại Khoa Chăm sóc Chuyên sâu về Hô hấp của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán từ ngày 24/1.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định Tê tê là vật chủ mang virus Corona chủng loại mới gây dịch bệnh (Ảnh: Đa Chiều)
|
Tê tê là vật chủ mang virus Corona chủng loại mới
Theo trang tin Guancha, các nhà khoa học ở tỉnh Quảng Đông (Đại học Nông nghiệp Hoa Nam) cùng Viện Y học quân sự và Vườn Bách thú Quảng Châu qua nghiên cứu đã kết luận: Tê tê (Xuyên Sơn Giáp) chính là vật chủ trung gian mang virus Corona chủng loại mới. Phát hiện này được cho là có ý nghĩa trọng đại đối với việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.