Căng thẳng Mỹ-Trung có khiến Foxconn tháo chạy khỏi dự án sản xuất màn hình trị giá 20 tỷ USD?

VietTimes -- Nguồn tin của Nikkei Asia vừa tiết lộ Foxconn đang cân nhắc trì hoãn 80% công suất tại nhà máy mới tại Quảng Châu và thu hẹp quy mô đầu tư tại Mỹ do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Foxconn Terry Gou tại lễ động thổ "Dự án 686" xây dựng nhà máy tại Wisconsin. Ảnh: NAR
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Foxconn Terry Gou tại lễ động thổ "Dự án 686" xây dựng nhà máy tại Wisconsin. Ảnh: NAR

Nhà lắp ráp iPhone hàng đầu của Apple, Foxconn Technology Group đang tạm hoãn dự án sản xuất màn hình flagship tại Trung Quốc và Mỹ, với tổng trị giá 20 triệu USD. Quyết định bất ngờ của công ty Đài Loan được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến cho nhu cầu mua sắm thiết bị sụt giảm mạnh.

Theo tài liệu được trang Nikkei Asia công bố, Foxconn sẽ ngừng phần lớn dây chuyền sản xuất tấm nền màn hình trị giá 61 tỷ NDT (tương đương 9 tỷ USD) theo kế hoạch tại thành phố Quảng Châu, phía Nam Trung Quốc trong vòng ít nhất 6 tháng. Ở Mỹ, Foxconn cũng sẽ rút khoản đầu tư 10 tỷ USD ở bang Wisconsin do dự án bị đình chỉ và công ty cũng không tìm được tiếng nói chung với tân Thống đốc Tony Evers.

Quyết định trì hoãn của Foxconn khiến giới phân tích nghi ngờ về cam kết đầu tư và cung cấp thêm việc làm vào thời điểm nhạy cảm của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo thống kê, số liệu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu chậm lại, thấp nhất trong vòng 28 năm qua. Bên cạnh đó, tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump vẫn sẽ tiếp tục vận động để đem về thêm công việc cho người Mỹ, như lời hứa của ông suốt quá trình tranh cử.

Nguồn tin thân cận với Foxconn cho biết: “Foxconn quyết định trì hoãn tiến độ đầu tư và thu hẹp lại một chút vào lúc này, vì điều kiện kinh tế vĩ mô suy yếu và những bất ổn do cuộc chiến thương mại mang lại”.

Người này nói thêm: “Nếu Foxconn mở rộng theo kế hoạch bất kể sự thay đổi của thị trường, thì cuối cùng nó có thể gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy, chờ đợi và cân nhắc bước đi tiếp theo sẽ an toàn hơn”.

Động thái của hãng gia công thiết bị lớn nhất thế giới được đưa ra sau khi công ty thực hiện hàng loạt biện pháp cắt giảm chi phí, bao gồm sa thải 100.000 nhân công cuối năm 2018. Tới tháng 1.2019, công bố giảm dự báo doanh thu của đối tác thân thiết Apple, do doanh số sụt giảm tại Trung Quốc, tiếp tục gây ảnh hưởng không nhỏ đến Foxconn.

Tuy nhiên, Foxconn vẫn khẳng định rằng dự án sản xuất tại Quảng Châu vẫn đang diễn ra theo đúng tiến độ: “Tháng tới, chúng tôi sẽ kỷ niệm việc lặp đặt Hệ thống Trưng bày đầu tiên tại Quảng Châu”. Công ty nói thêm: “Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi chia sẻ vào đúng thời điểm”.

Hai dự án khổng lồ bị trì hoãn

Foxconn, hay được biết với tên gọi khác là Hon Hai Precision Industry, đã công bố nhiều khoản đầu tư lớn vào tháng 12.2016 và tháng 7.2017.

Nhà máy mới tại tỉnh Quảng Châu của Foxconn là cơ sở sản xuất màn hình tiên tiến nhất tại Trung Quốc. Ảnh: NAR
Nhà máy mới tại tỉnh Quảng Châu của Foxconn là cơ sở sản xuất màn hình tiên tiến nhất tại Trung Quốc. Ảnh: NAR

Đầu tiên, dự án Quảng Châu được điều hảnh bởi liên doanh giữa Foxconn và Sharp (công ty con của Foxconn), khai thách công nghệ màn hình tinh thế lỏng (Liquid Crystal Dislay) của Nhật Bản. Đây là nhà máy sản xuất tấm nền LCD tiên tiến nhất tại Trung Quốc, nhằm củng cố vị trí vững chắc trên thị trường và gia tăng sức cạnh tranh với nhà sản xuất màn hình lớn khác của Trung Quốc BOE Technology Group.

Nikkei Asia cho hay nhà máy tại Quảng Châu sẽ sản xuất màn hình LCD thế hệ 10.5 tiên tiến cho TV độ phân giả 8K, cũng như phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô và hảng không. Dự án nhận được sự hậu thuẫn lớn của chính quyền tỉnh Quảng Châu, chỉ mất 60 ngày kể từ khi thỏa thuận 61 tỷ NDT được ký kết để tiến hành khởi công vào tháng 3.2017.

Tuy nhiên, theo kế hoạch mới, nhà máy chỉ hoạt động khoảng 20%-25% công suất dự kiến hàng tháng, sau khi quá trình xây dựng hoàn tất vào Q3/2019. Phần còn lại sẽ bị trì hoãn tới tháng 6/2020. Trước đó, Foxconn dự kiến khởi động dây chuyền sản xuất tại Quảng Châu vào nửa cuối năm 2019.

Một trong những lý do khiến Foxconn đưa ra quyết định trì hoãn nhà máy ở Quảng Châu là doanh số thấp tại nhà máy Sakai Display Products của công ty tại Nhật Bản. Bình luận về vấn đề này, một nguồn tin thân cận với Foxconn nói: “Nếu nhà máy không hoạt động hết công suất thì tại sao Foxconn phải mở rộng mạnh mẽ đến vậy?”

Foxconn dự kiến đầu tư 10 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất màn hình lớn tại bang Wisconsin. Ảnh: NAR
Foxconn dự kiến đầu tư 10 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất màn hình lớn tại bang Wisconsin. Ảnh: NAR

Tại Mỹ, dự án trị giá 10 tỷ USD tại bang Wisconsin là một trong những khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất của một doanh nghiệp Trung Quốc. Vào tháng 6.2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khen ngợi Chủ tịch Foxconn Terry Gou là “một người bạn của tôi, một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới”, người ta đã tưởng Foxconn sẽ sớm khởi công nhà máy mới và đem về công ăn việc làm cho người Mỹ.

Nhưng kể từ đó, đội ngũ kỹ thuật viên và chuyên gia của Sharp, Innolux (một công ty con khác của Foxconn) và Foxconn được gửi tới Mỹ khảo sát, đã bị rút dần về Nhật bản và Đài Loan.

Thất bại sau cuộc bầu cử vào tháng 11.2018 của Thống đốc đảng Cộng Hòa Scott Walker, một đồng minh của ông Trump và là người ủng hộ gần 4 tỷ USD tiền thuế cùng nhiều ưu đãi khác cho dự án, đã khiến kế hoạch của Foxconn đổ bể. Ba nguồn tin tiết lộ với Nikkei Asia rằng tân Thống đốc bang Wisconsin Tony Evers, một thành viên đảng Dân Chủ, đã bổ sung nhiều điều khoản phụ vào thỏa thuận trước đó.

Trong tuyên bố ngày 19.1.2019, Foxconn cho biết mặc dù đã đầu tư hơn 200 triệu USD, nhưng cho tới nay họ vẫn không được giảm thuế vì chưa đáp ứng các điều kiện tuyển dụng lao động Mỹ.

Đại diên Foxconn giải thích: “Trong khi Foxconn vẫn cam kết tạo ra 13.000 việc làm tại Wisconsin, chúng tôi đã điều chỉnh thời gian thuê và tuyển dụng nhân công”. Công ty cho biết: “Là một công ty hoạt động trên toàn thế giới, chúng tôi cần linh hoạt để thích nghi với nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện kinh tế toàn cầu”.

Các nhà chức trách thành phố Racine, nơi xây dựng cơ sở sản xuất của Foxconn đã đưa ra tuyên bố chung vào ngày 31.1.2019 cho biết họ hiểu thách thức của công ty: “Foxconn phải nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường để đảm bảo hoạt động lâu dài tại Wisconsin”. Tuy nhiên, chính quyền địa phương mong đợi Foxconn “hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nước Mỹ, quận và làng”.

Trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Foxconn, ông Louis Woo phát biểu ngày 30.1.2019 rằng công ty đang xem xét lại các kế hoạch ở Wisconsin, vì nguyên nhân chi phí sản xuất TV và giá thuê lao động ở Mỹ rất cao.

Mặc dù thay đổi kế hoạch xây dựng nhà máy mới tại bang Wisconsin, nhưng Foxconn vẫn cam kết đem về 13.000 việc làm cho người Mỹ. Ảnh: NAR
Mặc dù thay đổi kế hoạch xây dựng nhà máy mới tại bang Wisconsin, nhưng Foxconn vẫn cam kết đem về 13.000 việc làm cho người Mỹ. Ảnh: NAR

Đây không phải lần đầu Foxconn thay đổi kế hoạch đầu tư tại bang Wisconsin, “Dự án 868” theo tài liệu nội bộ, kể từ khi Nhà Trắng công bố vào tháng 7/2017. Thay vì xây dựng nhà máy sản xuất màn hình LCD thế hệ 10.5 thứ 2 (sau nhà máy tại Quảng Châu), Foxconn đã giáng cấp xuống còn thế hệ thứ 6, cho màn hình cỡ nhỏ. Công ty đã thừa nhận thay đổi “Dự án 868” cho truyền thông địa phương.

Ngày 31/1/2019, Foxconn xác nhận việc điều chỉnh kế hoạch Wisconsin trong bối cảnh điều kiện kinh tế toàn cầu thay đổi, nhưng công ty vẫn cam kết “tạo ra 13.000 việc làm và đầu tư dài hạn vào Wisconsin”. Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục “tích cực cân nhắc cơ hội cho công nghệ [LCD] nhằm tối đa hóa tác động tích cực của dự án Wisconsin” và tìm kiếm tiềm năng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực “công nghệ Internet công nghiệp tiên tiến”.

Theo Nikkei Asia Review