Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra cách chế tạo loại pin Lithium-ion không gây cháy, nổ

Pin Lithium-ion thực sự đã trở nên không thể thiếu đối với cuộc sống công nghệ của chúng ta. Đáng buồn thay, pin Lithium-ion lại có thể gây cháy nổ khi bị hư hỏng, Samsung là hãng biết rõ nhất về điều này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ của pin lithium-ion.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra loại pin Lithium-ion không gây cháy nổ, ngăn ngừa những thảm họa như Note 7 trong tương lai (Ảnh: CNET)

Oobleck là một dạng đồ chơi trẻ em, làm từ bột bắp và nước, đã truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu sáng tạo ra loại pin lithium-ion an toàn, ít có nguy cơ cháy nổ.

Pin Lithium-ion thực sự đã trở nên không thể thiếu đối với cuộc sống công nghệ của chúng ta – pin Lithium-ion cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị điện tử, từ máy tính xách tay đến tai nghe đến điện thoại thông minh. Đáng buồn thay, pin Lithium-ion lại có thể gây cháy nổ khi bị hư hỏng (Samsung là hãng biết rõ nhất về điều này).

Một pin lithium-ion có hai điện cực không bao giờ tiếp xúc với nhau. Hầu hết các thiết bị đều sử dụng một lớp nhựa tách biệt để ngăn chặn điều này xảy ra. Tuy nhiên, nếu lớp nhựa đó bị hư hỏng hoặc các điện cực bị uốn cong, chúng có thể chạm vào nhau.

Và tất nhiên, hậu quả lúc đó rất có thể sẽ là một vụ nổ.

Hôm qua (22/8), các nhà nghiên cứu đã trình bày một phương pháp thay thế và lại rẻ tiền có thể giúp ngăn chặn nguy cơ pin cháy nổ xảy ra tại Hội nghị Quốc gia lần thứ 256 & Triển lãm của Hiệp hội Hóa học Mỹ. Và loại pin mới này được lấy cảm hứng từ các đặc tính của bột bắp trẻ em.

Gabriel Veith, nghiên cứu chính của dự án, giải thích rằng ý tưởng của ông bắt đầu khi ông nhìn thấy những đứa trẻ chơi với oobleck. Oobleck, được đặt tên theo một cuốn sách của Tiến sĩ Seuss, hoạt động giống như một chất lỏng. Nhưng nếu bạn chạm vào nó hoặc cố tình di chuyển nó, nó sẽ hoạt động giống như một chất rắn.

Theo giải thích của Mạng Thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM, Oobleck là một hỗn hợp nước và bột bắp khuấy đều. Bình thường, Oobleck ở trạng thái như thạch, nhưng khi chịu lực ép mạnh, hỗn hợp này sẽ quánh lại như chất rắn. Tên gọi “Oobleck” ra đời từ tác phẩm “Bartholomew và Oobleck” (1949) của Dr. Seuss, kể về một chất dính màu xanh lá có tính chất tương tự. Oobleck có thể gọi là chất lỏng hóa rắn.

Sử dụng triết lý đó, Veith và các đồng nghiệp đã tìm cách đưa các hạt silica vào pin, để tạo ra đặc điểm tương tự như chất lỏng hóa rắn Oobleck. Khi pin bị va đập, các hạt silica sẽ đông và cứng lại, ngăn chặn dòng chảy của các ion. Điều đó có nghĩa là pin sẽ không bị cháy nổ nữa.

Theo trang Science, nhóm nghiên cứu đã đăng ký bằng sáng chế cho công nghệ với tên "Chất điện phân chống va đập an toàn". Trong tương lai, nhà nghiên cứu Veith hy vọng sẽ cải thiện hệ thống và áp dụng vào pin trong máy bay không người lái và cuối cùng là trong lực lượng vũ trang, nơi các binh sĩ thường mang theo những viên pin nặng trên người.

Theo ICT News

http://ictnews.vn/cong-nghe-360/khoa-hoc/cac-nha-nghien-cuu-vua-tim-ra-cach-che-tao-loai-pin-lithium-ion-khong-gay-chay-no-171618.ict