1. Sử dụng tay không thuận
Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy thử sử dụng tay trái của bạn một lần trong lúc ăn, viết, nhặt đồ lên,… Có vẻ như lúc đầu bạn sẽ gặp khó khăn, nhưng khi thực hành nhiều hơn, bạn có thể làm ít nhất một công việc hàng ngày cách này.
Ý tưởng xuất phát từ việc sử dụng mặt không hoạt động của não bộ. Điều này sẽ hữu ích trong việc mở rộng các phần của vỏ não chịu trách nhiệm xử lý thông tin xúc giác từ tay.
2. Làm một số công việc hàng ngày và nhắm đôi mắt lại
Công việc nào bạn làm hằng ngày mà không cần phải nghĩ ngợi gì cả? Cầu thang nhà bạn có bao nhiêu bậc? Hay có bao nhiêu đĩa trong tủ bếp của bạn? Có một lý do tại sao chúng ta không thể trả ngay lập tức, đơn giản là do bạn thường xuyên làm công việc này hàng ngày một cách lơ đễnh.
Đây là lý do tại sao chúng ta được khuyên nên thực hiện một số công việc thường xuyên và đồng thời nhắm mắt lại. Kể cả khi bạn tắm vòi sen, đi từ phòng này sang phòng khác và nhiều hơn thế nữa. Bạn sẽ chạm vào một vật và sau đó sẽ gửi tín hiệu đến não của bạn về đối tượng bạn đang cảm nhận.
3. Làm mới các hoạt động mỗi ngày
Chúng ta thường có một lịch trình bắt đầu ngay từ lúc thức dậy. Tuy nhiên, tính mới lạ lại là chìa khóa cho một bộ não minh mẫn hơn. Điều quan trọng là bạn gửi đến não bộ sự mới mẻ của một thói quen mới để duy trì tính tích cực và nhanh nhẹn cho bộ não.
Bạn không cần phải làm những điều phức tạp, chỉ đơn giản là xáo trộn lịch trình hàng ngày một chút. Ví dụ: mặc quần áo sau khi ăn sáng, chạy bộ ở đoạn đường mới hoặc thậm chí xem phim hoạt hình thay vì tin tức buổi sáng.
4. Nhìn lộn ngược lại các vật thể hàng ngày
Bạn luôn luôn nhìn vào mọi thứ theo cách mà ai cũng làm từ trước đến nay? Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao một đứa trẻ có thể cầm điều kiển TV lộn ngược lại hoặc bắt đầu chỉ vào các hình dạng và màu sắc khác nhau trên đó? Nếu tất cả chúng ta đều làm như vậy thì sao?
Bạn không chỉ có thể làm điều này với điều khiển TV mà hãy thử đặt những thứ như ảnh gia đình trên bàn làm việc, đồng hồ, lịch trên tường; hoặc thậm chí đeo đồng hồ của bạn lộn ngược lại. Bằng cách này, bất cứ khi nào bạn nhìn vào những thứ này, bộ não của bạn sẽ tập trung để giải thích nó, do đó làm tăng sự tỉnh táo của não bộ.
5. Chơi với tiền xu dự phòng
Bạn đã bao giờ thấy chữ nổi? Một hệ thống chữ để người khiếm thị đọc, tuy nhiên nó rất khó nhìn đối với những người bình thường. Thế nhưng, bằng cách chạm vào nó bạn sẽ biết làm thế nào người khiếm thị có thể đọc được. Họ chạm và cảm nhận các chữ cái được in trong đó. Vì vậy, thay vì sử dụng thị giác, họ yêu cầu bộ não của họ đọc thông tin từ xúc giác.
Có một ý tưởng để kích hoạt các tế bào não tương tự phương pháp trên. Đơn giản bạn chỉ cần đặt một số tiền xu trong một ly uống đặt trong xe. Sau đó, bất cứ khi nào có tín hiệu đèn đỏ dừng xe, bạn hãy đặt tay lên chiếc ly đó. Mỗi ngày, hãy thử nhận ra mệnh giá của các đồng tiền mà không cần nhìn vào chúng.
6. Thử các loại thực phẩm khác nhau
Nếu bạn thường xuyên gọi cùng một món ăn mỗi khi ra ngoài ăn, đã đến lúc bạn cần một sự thay đổi. Lý do là thử một món ăn mới sẽ yêu cầu bộ não ngửi mùi thức ăn mới và gửi tín hiệu đến mũi để kích hoạt các cơ quan thụ cảm. Mùi mới này cũng sẽ đem lại cho não bộ cảm giác và cảm nhận mới. Bạn cũng có thể kết hợp một số mùi với những thứ nhất định.
Bạn không chỉ nên thử điều này tại các nhà hàng mà hãy thử thử nghiệm với các món ăn mới hàng ngày ở nhà quá. Sử dụng một loại gia vị khác hoặc một thành phần mới trong những bữa ăn yêu thích của bạn.
7. Đọc to
Không phải lúc nào bạn cũng có thể đọc to. Nhưng bất cứ khi nào có thể, hãy thử nó. Có thể mất vài phút hoặc lâu hơn bình thường để hoàn tất việc đọc to, nhưng điều này hoàn toàn đáng giá. Nghiên cứu chứng minh 3 khu vực của não bộ sẽ sáng lên bất cứ khi nào với các từ đã được đọc to từ một cuốn sách.
Nghe audiobook có tác dụng tương đương với não bộ. Bằng cách đọc to, chúng ta có xu hướng sử dụng nhiều mạch não khác nhau cùng một lúc.
8. Làm quen với các thiết bị ghi nhớ
Một thiết bị ghi nhớ là gì? Đó là một cách sáng tạo để ghi nhớ danh sách. Bạn có nhớ cụm từ để nhớ công thức lượng giác: sin đi học - cos không hư - tan đoàn kết - cotan kết đoàn.
Ngày nay, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các thiết bị ghi nhớ hữu ích. Phương pháp này làm “sắc nét” các vùng não của bạn và làm tăng trí nhớ.
9. Bổ sung chất dinh dưỡng cho não
Bạn nên ăn các loại thực phẩm tăng cường chức năng não bao gồm một số vitamin và chất béo để nuôi dưỡng bộ não.
Các loại thực phẩm được biết để tăng khả năng cho não là quả óc chó, dầu dừa, nghệ, quả việt quất, trứng, bông cải xanh và bơ.
10. Xã hội hóa!
Đi ra ngoài, nói chuyện với mọi người sẽ giúp não không còn buồn tẻ. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu trò chuyện với mọi người, bộ não sẽ thực hiện quá trình gửi và nhận thông tin. Tương tác với những người khác bạn mang lại lợi ích lớn hơn nữa, khi bộ não sẵn sàng nhận những ý tưởng và suy nghĩ mới.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng đồng thời các giác quan. Cố gắng thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của tất cả các giác quan cùng một lúc. Một số các bài tập bao gồm đi du lịch, làm vườn, ghi chép trong một cuộc họp, dỗ trẻ em trong khi nấu ăn …. Một hoạt động tuyệt vời khác để tham gia là mua sắm thực phẩm, vì bạn có xu hướng sử dụng các giác quan của mình, đặc biệt là khi mua trái cây và rau quả. Bạn thường chạm vào, ngửi và đôi khi, nếm thử rau quả.
Theo Bright Side