|
Nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay các website đã vô tình tiếp tay cho hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi. Ảnh chụp màn hình một hội nhóm hơn 200 ngàn thành viên. |
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết đã điểm ra 5 hình thức lừa đảo trực tuyến nổi bật để người dân biết, đồng thời đưa ra cảnh báo và các biện pháp nhận diện, phòng tránh những hình thức lừa đảo này, nhằm bảo vệ người dân khỏi những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.
Trong đó có việc bùng phát hoạt động mê tin dị đoan trên mạng.
Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay các website, hàng loạt các cá nhân giả mạo sư thầy, thầy bói,... xuất hiện tạo một "thị trường tâm linh" phủ đầy trên không gian mạng. Mỗi hội nhóm có thể lên tới hàng trăm nghìn thành viên tham gia.
Mê tín dị đoan là khái niệm chỉ việc đặt niềm tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên, không có cơ sở khoa học, như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, thỉnh bùa cầu may…
Khi nhiều người dân tin tưởng một cách mù quáng vào vận may rủi, tạo ra nhiều cơ hội cho những đối tượng lợi dụng hình thức tâm linh online trục lợi, lừa đảo trực tuyến, khiến giá trị của tâm linh cũng bị biến tướng theo.
Cùng với đó là 4 hình thức lừa đảo khác:
Sử dụng AI giả mạo hình ảnh và giọng nói
Gần đây, nhiều người đã trở thành nạn nhân của các cuộc lừa đảo tài chính sử dụng Deepfake và có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI). Ngay khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.
Theo các chuyên gia của Bkav, trong các trường hợp đối tượng xấu đã kiểm soát được tài khoản Facebook của bạn nhưng không lập tức chiếm đoạt hoàn toàn mà âm thầm theo dõi, chờ cơ hội giả làm nạn nhân để hỏi vay tiền bạn bè, người thân của họ.
Các đối tượng sử dụng AI để tạo sẵn một đoạn video giả mạo gương mặt và giọng nói của chủ tài khoản Facebook (Deepfake). Khi được yêu cầu gọi điện video call để chứng thực, đối tượng đồng ý nhận cuộc gọi nhưng sau đó nhanh chóng ngắt kết nối để tránh bị phát hiện.
Lừa đảo chiếm đoạt trùng tên tài khoản ngân hàng
Không ít người dùng đã bị lừa đến hàng trăm triệu đồng chỉ vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận trùng với tên người quen của mình.
Cách thức lừa đảo của đối tượng được tiến hành ngược lại với suy đoán của nhiều người bị hại. Đầu tiên, đối tượng sẽ tìm cách sở hữu các tài khoản ngân hàng với người đứng tên bất kỳ thông qua đi thuê lại các tài khoản ngân hàng của sinh viên hoặc của người ở quê. Hoặc, đối tượng sử dụng căn cước công dân của người khác để đăng ký mở tài khoản ngân hàng online từ xa. Nguồn căn cước công dân có thể thu thập từ giấy tờ bị mất, đánh cắp hoặc mua bán thông tin cá nhân trên mạng.
Tiếp đó, đối tượng sẽ đi tìm người có tên trùng với tài khoản trên mạng xã hội, thực hiện hành vi hack thẳng tài khoản Facebook, gửi link vào tin nhắn để cài cắm mã độc, gửi email chứa link dẫn đến web cướp tài khoản… Khi nạn nhân sập bẫy, đối tượng sẽ nhanh chóng cướp tài khoản Facebook và nhắn tin mượn tiền hoặc tung tiếp các đường dẫn dụ dỗ thêm các nạn nhân khác bằng Facebook của người bị hại.
Với hình thức lừa đảo này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào thông qua mạng xã hội. Người dùng nên thực hiện xác minh danh tính chính xác của đối tượng trước khi thực hiện giao dịch…
Giả danh quân nhân chiếm đoạt tài sản
Gần đây, các cơ quan chức năng cho biết, tại nhiều địa bàn xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến với thủ đoạn mới: mạo danh, giả danh quân nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Cục Chính trị Quân khu 7, tính từ tháng 7/2023 đến nay, trên địa bàn đã phát hiện 75 vụ việc mạo danh, giả danh cán bộ, nhân viên quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên thực tế, các cơ quan, đơn vị không làm việc qua điện thoại, vì vậy người dân cần bình tĩnh, cảnh giác, tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu, đồng thời cần kịp thời thông báo với cơ quan chức năng để có hướng giải quyết, tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.
Chiêu trò "nhận lì xì" điện tử, chiếm đoạt tài sản
Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng hình thức mừng tuổi để giả mạo người quen của nạn nhân và gửi những chiếc lì xì điện tử ảo qua mạng xã hội hoặc nền tảng nhắn tin (thường là các đường dẫn liên kết).
Nếu người dùng nhấp vào các liên kết, họ có thể vô tình cung cấp thông tin cá nhân và trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo.
Ngoài ra, các đối tượng dùng thủ đoạn nhắn tin thông báo nhận tiền lì xì đầu năm của ngân hàng nhưng thực chất là các tin nhắn giả mạo, lừa đảo. Trong nội dung các tin nhắn có kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo (có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng).
Nhiều người cả tin muốn nhận quà "lì xì" nên đã nhanh chóng làm theo chỉ dẫn, truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn. Lúc này, hệ thống sẽ tự động hiển thị trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự của ngân hàng và yêu cầu điền các thông tin như số điện thoại, mật khẩu. Khi nhập các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản ngân hàng của người dân.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dùng nên xác thực danh tính của người gửi trước khi nhận những phong bao lì xì điện tử. Cẩn trọng và tỉnh táo để nhận biết những dấu hiệu đáng ngờ trong tin nhắn như lỗi chính tả, giả mạo thương hiệu hoặc những ưu đãi quá lớn. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VNeID, mã OTP, thông tin căn cước công dân, tài khoản ngân hàng... cho bất kỳ cá nhân, tổ chức thông qua bất kỳ hình thức nào. Không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào từ số điện thoại lạ gọi đến.
Sử dụng AI giả mạo hình ảnh và giọng nói
Gần đây, nhiều người đã trở thành nạn nhân của các cuộc lừa đảo tài chính sử dụng Deepfake và có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI). Ngay khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.
Theo các chuyên gia của Bkav, trong các trường hợp đối tượng xấu đã kiểm soát được tài khoản Facebook của bạn nhưng không lập tức chiếm đoạt hoàn toàn mà âm thầm theo dõi, chờ cơ hội giả làm nạn nhân để hỏi vay tiền bạn bè, người thân của họ.
Các đối tượng sử dụng AI để tạo sẵn một đoạn video giả mạo gương mặt và giọng nói của chủ tài khoản Facebook (Deepfake). Khi được yêu cầu gọi điện video call để chứng thực, đối tượng đồng ý nhận cuộc gọi nhưng sau đó nhanh chóng ngắt kết nối để tránh bị phát hiện.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo, các cơ quan địa phương cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng ngành tuyên giáo, thông tin và truyền thông... và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự, công an cùng cấp, thống nhất các nội dung thông tin tuyên truyền trực tiếp đến người dân nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, hiểu biết và tinh thần cảnh giác của nhân dân. Đồng thời, cần điều tra, xử lý nghiêm minh các đối tượng lừa đảo để tạo sự răn đe.
Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định./.