Bốn lý do hàng đầu dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp

VietTimes -- Thành công luôn là mơ ước của tất cả mọi người, và các công ty khởi nghiệp không phải là ngoại lệ. Từ ý kiến của các chuyên gia, các CEO và nhiều cố vấn, trang Business Insider đã tổng hợp lại bốn nguyên nhân cơ bản nhất, dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp hiện nay.
Hãy tránh những sai lầm dưới đây để bạn khởi nghiệp thành công (ảnh: Getty Images)
Hãy tránh những sai lầm dưới đây để bạn khởi nghiệp thành công (ảnh: Getty Images)

Các diễn giả, các cố vấn và những chuyên viên trong lĩnh vực kinh doanh đều đặc biệt chú ý đến nguyên nhân các công ty khởi nghiệp thành công trên thế giới. Từ đó tìm ra những bí quyết quan trọng nhất dẫn đến thành công và cả nguyên nhân dẫn đến thất bại của một công ty khởi nghiệp. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung lại, có bốn nguyên nhân cơ bản sau.

1. Nghiên cứu chưa đầy đủ

Nghiên cứu chưa đầy đủ là nguyên nhân được nói đến nhiều nhất dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp. Nguyên nhân này được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như là chưa sẵn sàng, chưa nắm chắc được cách thức tiếp cận thị trường và chưa hiểu được các rào cản, khó khăn. Nhưng ông Greg Wright, người sáng lập công ty HATCH pitch, đã nói một cách khá ngắn gọn: “Thất bại trong việc nghiên cứu và hợp lý hóa các giả thuyết và các giả định”, và các hệ quả của nó, “xác định tỷ lệ một cách vội vàng (tìm kiếm/đạt được nguồn vốn quá sớm, sản xuất/hợp tác/quảng cáo không hợp lý trước khi đạt được sự phù hợp giữa mô hình sản phẩm và nhu cầu thị trường)”.

Keith Hopper, CEO của công ty Danger Fort Labs, nói thêm “không phải giải quyết một nhu cầu đủ quan trọng là khách hàng sẽ sẵn sàng móc hầu bao cho sản phẩm của bạn”. Ben Hsieh, giám đốc chương trình Nest và Jason Cole, CEO của công ty Da Primus Consulting đều đồng ý rằng “không phải việc tìm kiếm được sự phù hợp giữa mô hình sản phẩm và nhu cầu thị trường” là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp.

Eric Mathews, người sáng lập và CEO của công ty Start Co, nói, một nguyên nhân chính dẫn đến thất bại đó là “phát triển kinh doanh một thứ gì đó mà không ai có nhu cầu. Đây là nguyên nhân dẫn đến 50% số thất bại của các công ty khởi nghiệp. Nguyên nhân này có thể được hạn chế bằng cách thực hiện các nghiên cứu tìm hiểu về thị trường và khách hàng một cách cẩn thận. Trước khi phát triển bất cứ một sản phẩm nào, chúng tôi đều nói với những người định phát triển sản phẩm đó phải đi tham vấn ít nhất 50 khách hàng thực tế trên thị trường”.

Ashish Bhatia, người sáng lập ra công ty India Accelerator, nói rằng “việc trì hoãn phát hành là một trong những sai lầm cơ bản. Thành công chỉ đạt được bằng cách đưa được ý tưởng của bạn đến với người dùng. Chủ nghĩa cầu toàn tuyệt đối không bao giờ có. Hãy thực tế tiếp cận với khách hàng của bạn và bắt tay vào làm việc thực tế”.

Alyse Daunis, Giámm đốc chương trình Launch Alaska, nói thêm “Kết quả nghiên cứu nhu cầu người dùng một cách nghèo nàn. Giai đoạn đầu tiên mà các công ty không chịu đi thực tế và tìm hiểu về các khách hàng tiềm năng của họ thì kết quả thường là thất bại. Điều quan trọng đối với những người thành lập công ty khởi nghiệp là phải đánh giá những nhận định giá trị và các phân khúc khách hàng ban đầu để trả lời cho các câu hỏi như là Chúng ta có đang hướng đến đúng đối tượng khách hàng không? Sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta có phải là thứ phải mua đối với khách hàng không?

Hay như ông Christian Busch, CEO của công ty German Accelerator Tech NY, tổng kết lại nguyên nhân dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp đó là “Thiếu tập trung vào việc giải quyết một vấn đề/nhu cầu cụ thể, hoạch định thời gian thiếu hợp lý (quá sớm/quá muộn), và xác định tỷ lệ quá nhanh”.

2. Sự bất đồng trong công ty

Sự bất đồng trong công ty là nguyên nhân thứ hai dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp. Điều này thực sự làm cho chúng tôi rất ngạc nhiên. Cụ thể đó là việc các thành viên trong nhóm thành lập công ty cùng chung tay đoàn kết với nhau đến đâu và việc họ có các kỹ năng phù hợp để giải quyết các thách thức trước mắt không.

Elza Seregelyi, Giám đốc của L-SPARK, chỉ ra rằng “một sai lầm cơ bản trong nhóm thành lập là khi những người này tự biết được rằng họ có thể thành công khi nhận được hỗ trợ để vượt qua rào cản hay xung đột trong một vấn đề nhất định, nhưng những người này lại phiến diện một cách mù quáng (quá kỹ thuật hoặc thiếu chuyên môn thực tế) hoặc bất bình thường bởi nhóm này không có khả năng thực hiện”.

Keith Hopper, CEO của Danger Fort Labs cho biết các công ty khởi nghiệp có thể thất bại bởi “thiếu một tầm nhìn cốt lõi để liên kết các giá trị và mục đích của những người sáng lập”.

Joseph Bush, Giám đốc điều hành của công ty Worcester CleanTech Incubator, cho rằng “việc không thể tuyển dụng, xây dựng và quản lý nhóm những thành viên giỏi hơn chính họ” là một nguyên nhân quan trọng trong thất bại của các công ty khởi nghiệp.

Lauran Tiffan, Giám đốc của Ocean Accelerator, đơn giản chỉ nói thêm đó là do “Thiếu nhạy bén kinh doanh”. Hay như ông Ben Hsieh, Giám đốc chương trình Nest, nói rằng các công ty khởi nghiệp thất bại khi “nhóm quản lý thiếu các kỹ năng điều hành”.

Eric Mathews, người sáng lập và là CEO của công ty Start Co, trên quan điểm này đã phân tích thêm. “Điều quan trọng là nhóm những người sáng lập công ty phải có các kỹ năng bổ trợ cho nhau, không quá lớn, nhưng cùng bù đắp cho nhau để hiện thực hóa giấc mơ của họ, cần linh hoạt và dạy cho nhau, và cuối cùng là phải thiên về hành động hơn lý thuyết”. Nhưng ông cảnh báo, “việc bố trí lại các cổ đông là nguyên nhân quyết định đến 20% thất bại và sẽ xảy ra sau khi phát hành sản phẩm. Khi các nhà đầu tư, những người sáng lập, các nhân viên, hội đồng quản trị và những cổ đông khác không cùng chung chí hướng, sẽ dẫn đến hậu quả công ty trở thành một tổ chức chia bè xẻ cánh thành nhiều bộ phận riêng lẻ làm ăn theo những hướng khác nhau”.

Alyse Daunis, Giám đốc chương trình Launch Alaska, nói thêm: “rất nhiều nhà sáng lập nhanh chóng đồng thuận với nhau về một ý tưởng và không cần thời gian để bàn thảo về tính năng động của những người sáng lập khi mới thành lập công ty. Việc thiếu niềm tin và những khác biệt về mức độ cam kết, những triển vọng tài chính, các mục tiêu và văn hóa cũng thường là nguyên nhân dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp. Những vấn đề này cần phải được các nhà sáng lập công ty bàn thảo từ khi khởi động nhằm hạn chế những bất ngờ và đảm bảo chắc chắn các nhà sáng lập luôn gắn kết chặt chẽ với nhau”.

3. Thiếu tính kiên trì

Thiếu tính kiên trì là nguyên nhân thứ ba dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp. Như ông Jason Cole, CEO của công ty Da Primus Consulting, nói rằng “những người lãnh đạo không thể đặt ra một chiến lược rõ ràng cho công ty và kiên trì với chiến lược đó đủ đâu để dẫn đến thành công, dẫn đến việc phí phạm rất nhiều tiền bạc và công sức do những thay đổi liên tục trong đường hướng hoạt động”.

Hay như Keith Hopper, CEO của công ty Danger Fort Labs, cho biết “thiếu tính sáng tạo và sự kiên trì trong hoạt động trước những thách thức không tránh khỏi khi khởi nghiệp là nguyên nhân khởi đầu cho một nguy cơ thất bại mới”.

Alyse Daunis, giám đốc chương trình Launch Alaska, nói thêm đó là “Thiếu tính mạnh dạn. Chúng ta đều biết rất rõ là các công ty khởi nghiệp luôn rất khó khăn. Họ phải mất một thời gian dài và thường đòi hỏi phải chịu hy sinh. Những người sáng lập cần phải mạnh dạn vượt qua những khó khăn thử thách và cả những nguy cơ”.

Nhưng như bà Elza Seregelyi, giám đốc công ty L-SPARK cảnh báo “thiếu khả năng hay không sẵn sàng thay đổi để thích nghi hoặc cứ thay đổi quá nhanh khi thiếu chiến lược phù hợp sản phẩm với thị trường. Một số nhà sáng lập không thể đưa ra một gợi ý, hay lựa chọn hoàn toàn phớt lờ các số liệu này. Ranh giới giữa tính kiên trì và tính bảo thủ là rất nhỏ và không kiên trì theo đuổi một sản phẩm hoặc một mô hình kinh doanh chỉ làm phí phạm các nguồn lực.

4. Những nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp được các chuyên gia uy tín cho biết.

Ông Nobu Kumagai, người sáng lập và là đối tác của công ty Wildcard Incubator, người đã chỉ ra rằng sự tham lam có thể là một nguyên nhân dẫn đến thất bại. “Sự tham lam trái ngược với đam mê (yếu tố then chốt dẫn đến thành công của các công ty khởi nghiệp). Sự tham lam từ bên trong sẽ dẫn đến sự chia rẽ giữa các nhà sáng lập. Sự tham lam từ bên người thì dẫn đến việc họ mất khách hàng và cộng đồng ủng hộ (giá cả, các dịch vụ thêm, ảnh hưởng kinh tế …). Điều này từng là một quy phạm trên thị trường phố Wall, và hiện nay đây là dường như là một quy phạm đối với các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon”.

Jim Bowie, Giám đốc sản xuất của Chương trình Busines Incubation thuộc đại học California, cảnh báo về việc thiếu các công cụ và báo cáo phù hợp. Ông cho biết các công ty khởi nghiệp thất bại do “không có một kế hoạch bán hàng với một công cụ CRM để theo dõi các triển vọng, các đề xuất và đường hướng sau bán hàng”. Và “Không có tinh thần chịu trách nhiệm để đảm bảo các cột mốc chỉ tiêu và các quá trình được vận hành đúng”.

Bà Susan Langdon, Giám đốc điều hành công ty Toronto Fashion Incubator tin rằng các công ty khởi nghiệp thất bại khi họ không “hiểu được nhu cầu hiện tại trên thị trường để bán hàng, đặt ra các chỉ tiêu bán hàng và làm sao để đạt được các mục tiêu đó. Khi họ không phát triển một sản phẩm hay một dịch vụ có tính đột phá và tham vọng hơn các đối thủ cạnh tranh đang đưa ra, và khi họ không chú ý vào số tiền thu vào và chảy ra để bạn không bị thâm hụt, hoặc nếu bị, thì tìm ra một kế hoạch phục hồi và có quy định chặt chẽ để thực hiện nó”.