Tổng giám đốc Lê Duy Anh của Công ty nội thất Xuân Hòa trả lời trong một cuộc phỏng vấn là Xuân Hòa đang có kế hoạch tăng 20% lượng hàng xuất khẩu năm tới bằng cách đầu tư 3 triệu USD thiết bị để tăng sản lượng.
Công ty Xuân Hòa có trụ sở gần Hà Nội chuyên sản xuất bàn, ghế, tủ cho các khách hàng bao gồm cả tập đoàn nội thất nổi tiếng Ikea. "Tôi rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm sau... Chúng tôi có thêm khách hàng mới tại Châu Âu trong khi các khách hàng hiện tại đang đặt hàng nhiều hơn năm ngoái".
Khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định TPP vào đầu năm, nhiều người nghĩ đây là một rủi ro cho Việt Nam vì 1/5 lượng hàng của Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ. Nhưng thay vì thế, thương mại toàn cầu đang hồi phục và một Việt Nam với lực lượng lao động trẻ với giá rẻ đang thu hút những nhà đầu tư quốc tế như Nestle SA. Công ty này đã mở nhiều nhà máy tại Việt Nam trong năm nay. Những sự đầu tư như vậy giúp củng cố nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ phát triển 6,75% trong năm nay - Một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới.
Eugenia Victorino - nhà kinh tế làm việc cho Ngân hàng Úc & New Zealand tại Singapore nói: "Chúng tôi thấy thập kỷ này là thời đại của Việt Nam với việc nhanh chóng chuyển thành một nước mạnh về sản xuất... Việt Nam có những mặt hàng đa dạng và một thị trường thuận lợi để xuất khẩu. Việt Nam có rất nhiều triển vọng tăng trưởng dù chúng tôi đang thận trọng vì các vấn đề nợ xấu".
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017.
Sự lớn mạnh của nền kinh tế Mỹ là một dấu hiệu tốt cho Việt Nam, đất nước xuất khẩu hàng nhiều nhất trong các nền kinh tế Đông Nam Á. Ông Nguyễn Sỹ Hòe - quyền tổng giám đốc của Tập đoàn Phú Tài - sản xuất đồ nội thất cho chuỗi của hàng Wal-Mart tại Mỹ dự đoán sẽ tăng 30% mặt hàng xuất khẩu trong năm tới. Tập đoàn Phú Tài có trụ sở nằm tại một trong những tỉnh trung tâm của Việt Nam có 40% mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Xuất khẩu của Việt Nam đạt 177 tỷ USD năm ngoái với 22% là các khách hàng Mỹ. Điện thoại di động và các linh kiện điện tử có thị phần lớn nhất, chiếm khoảng 1/5 sản lượng xuất khẩu. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2015 hàng hóa xuất khẩu chiếm tới 90% GDP của Việt Nam so với 64% của thập kỷ trước.
Ông Lê Duy Anh cho biết: "Xuân Hòa đang mua thêm 3 dây chuyền máy mới để làm đồ gỗ và các thiết bị để làm tủ sắt. Công ty cũng đang thuê thêm 100 lao động, bổ sung thêm 20% vào lực lượng sản xuất". "Chúng tôi đang tăng sản xuất và chuẩn bị cho chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên vào quý 1 năm tới... Chúng tôi đang rất sẵn sàng". Chính phủ Việt Nam tính toán xuất khẩu sẽ giúp mục tiêu phát triển kinh tế đạt mức 6,7% trong năm 2018 - mục tiêu giống như năm 2017.
Nhà kinh tế Vũ Minh Khương, phó giáo sư Đại học Quốc gia Singapore, thành viên của tổ tư vấn kinh tế cho Chính phủ nói: "Cũng có vài rủi ro tiềm năng trong năm tới mà chúng tôi phải lưu ý... Những nhân tố rủi ro có thể đến từ Mỹ và một vài thị trường quốc tế. Nhưng hiện tại, nền kinh tế đang có những dấu hiệu tốt".