Biển Đông: “Ba chiêu độc” chặn đứng mưu đồ Trung Quốc

The Diplomat nhận định, muốn để Mỹ ở trạng thái ổn định và xa rời chiến tranh trong tương lai tại châu Á, cần tăng cường năng lực quân sự để đối phó với đối thủ tiềm ẩn là Trung Quốc. Tờ báo Nhật hiến 3 kế nhằm chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Một đảo nhân tạo của Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa của Việt Nam
Một đảo nhân tạo của Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa của Việt Nam

Đa chiều vừa có bài phân tích nhan đề “Báo Nhật hiến kế Mỹ chặn đứng mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông”. Theo đó, có 3 chiêu quan trọng để đẩy lùi âm mưu bành trướng biển Đông của Trung Quốc.

Chính sách tái cân bằng châu Á của Mỹ kỳ vọng có thể trông qua sự “cân bằng” các thế lực, đạt tới trạng thái “ổn định” tại châu Á. Tuy nhiên hiện tại, tình hình một số khu vực không được tiến hành theo chủ trương của Mỹ: Độ tin tưởng giữa các nước trong khu vực thấp, tiến độ hiện đại hóa quân sự của các nước đẩy nhanh.

Ngày 6/1, tạp chí The Diplomat của Nhật Bản đăng tải bài viết đánh giá về các chính sách của Mỹ. Bài viết nhấn mạnh, hiện tại chính sách châu Á của Mỹ không ngăn chặn được những vấn đề này, và đây là những vấn đề đang đe dọa đến lợi ích của Mỹ tại châu Á. Vậy Mỹ sẽ phải làm gì?

The Diplomat nhận định, thứ nhất, muốn để Mỹ ở trạng thái ổn định và xa rời chiến tranh trong tương lai tại châu Á, cần tăng cường năng lực quân sự để đối phó với đối thủ tiềm ẩn là Trung Quốc. Các nước có khả năng xảy ra xung đột nhất với Trung Quốc là Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Năng lực của Trung Quốc và các đối thủ này rất không cân xứng, tăng cường lực lượng quân sự cho các nước đồng minh của Mỹ có thể hình thành nên sự răn đe có hiệu quả đối với Trung Quốc và giúp các quốc gia này có năng lực bảo vệ mình.

Tuy nhiên đối với các nước nhỏ, mục tiêu này rất khó đạt được – sự chênh lệch về thực lực giữa họ và Trung Quốc quá lớn, muốn đạt được thực lực quân sự như Trung Quốc gần như là không thể. Tuy nhiên một số biện pháp phòng vệ có thể tăng cường lòng tin cho các nước này, đồng thời khiến Trung Quốc phải ứng xử thận trọng.

Bài báo nhấn mạnh, thứ hai, cần phải để môi trường an ninh của châu Á minh bạch hơn. Điều này đòi hỏi phải xác định ý đồ của các nước, nhưng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, đây gần như là vấn đề không thể đạt tới. Tuy nhiên, nếu nói trên góc độ thao tác, châu Á cần sự minh bạch lớn hơn. Mỹ có thể tập trung xây dựng năng lực cảm ứng lãnh hải quốc gia cho các nước đối tác tại châu Á. Hiện tại, Philippines, Indonesia đã bắt đầu công việc này. Và việc bố trí máy bay trinh sát ở Singgapore cũng là một bước tiến nhằm đạt mục tiêu trên. Cùng với sự hỗ trợ của Mỹ trong việc nâng cao năng lực trinh sát, Mỹ cần xây dựng mạng lưới các nước đồng minh và đối tác đông đảo hơn.

"Lá chắn biển" Bastion P của hải quân Việt Nam luôn sẵn sàng giáng đòn sấm sét vào kẻ thù manh động xâm phạm biển đảo

Thứ ba, ủng hộ chiến lược “chống tiếp cận” của các nước đồng minh và đối tác. Duy trì các chiến dịch nhỏ trên biển Đông, thông qua những chiến dịch nhỏ này để ngăn chặn Trung Quốc “tiếp cận”. Thực hiện chiến lược này không dễ dàng, cần phải mở rộng năng lực cảm ứng trên biển, cần sự hỗ trợ của hệ thống vũ khí tên lửa, tàu chiến...Và chiến lược này cần một số nước như Việt Nam, Philippines thực hiện. Mặc dù có người cho rằng, sách lược này tiềm ẩn rủi ro lớn, chạy đua vũ trang sẽ tạo ra môi trường an ninh bất ổn. Hơn nữa việc xuất khẩu các công nghệ và thông tin này sẽ làm tổn hại đến thông tin tình báo của chính bản thân nước Mỹ.

Diplomat nhấn mạnh, ba sách lược này vừa có sự cạnh tranh vừa hỗ trợ lẫn nhau trong phương thức xử lý, có thể giúp tổng thống mới của Mỹ quản lý châu Á linh hoạt hơn.

Trước hiến kế của báo Nhật, Trung Quốc tỏ ra rất bất mãn, coi đây là “quỷ kế”, đăng sau cái gọi là “an ninh” và “hòa bình” là “xúi giục” các nước không ngừng khiêu khích Trung Quốc, gây ra nhân tố nhân tố mất an toàn, bất ổn trên biển Đông. Bắc Kinh cho rằng Mỹ là quốc gia ngoài khu vực, không nên “nhúng tay” quá nhiều vào vấn đề biển Đông, nhưng lại dựa vào thực lực hùng hậu của mình để giúp đỡ các nước đồng minh và đối tác bắt tay đối chọi với Trung Quốc, trở thành “kẻ tội đồ” gây ra những bất ổn trên biển Đông.

Trung Quốc lại dở luận điệu quen thuộc, đổ vấy rằng các quốc gia này vẫn lấy cớ “thúc đẩy sự ổn định của khu vực” nhằm mục đích triệt tiêu thực lực của Trung Quốc, để Trung Quốc không ổn định, bọn họ sẽ “ổn định”. Cho dù là chiêu bài thứ nhất cung cấp vũ khí cho các nước khác hay chiêu bài thứ hai cung cấp các thông tin và tình báo, cổ động các nước trên biển Đông động võ với Trung Quốc. Mặc dù chính Trung Quốc luôn là nước chủ động gây căng thẳng khu vực, nhưng Bắc Kinh lại lớn tiếng cáo buộc Mỹ luôn là nước “đứng sau giật dây”, xúc xiểm rằng để các nước trong khu vực xông lên tuyến đầu làm “bia đỡ đạn” cho Mỹ.

H.L