Báo Phượng Hoàng Hồng Kông tự đưa nhận định cho rằng việc bố trí máy bay chiến đấu Su-30MK2 của quân đội Việt Nam có màu sắc "kiềm chế Trung Quốc" rất rõ ràng.
Theo bài báo, Việt Nam hy vọng có thể tận dụng ưu thế trên không có hạn trong các cuộc xung đột vũ trang tiềm tàng ở quần đảo Trường Sa, lấy công làm thủ, hiệp đồng tác chiến với hải quân, khắc phục hạn chế của lực lượng hải quân, đạt mục đích ổn định thế phòng ngự ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Điển hình là việc triển khai máy bay chiến đấu Su-30 ở Thọ Xuân miền bắc và sân bay Kép - gần biên giới Việt-Trung. Mặc dù số lượng máy bay Su-30 Việt Nam khá ít, chỉ cận vận dụng thỏa đáng, vẫn có thể hình thành sức chiến đấu mạnh mẽ.
Đặc biệt, các tên lửa không đối hạm Kh-31A, Kh-59MK, tên lửa không đối đất dẫn đường truyền hình Kh-29TE và tên lửa R-77 của máy bay chiến đấu Su-30 sẽ tạo ra mối đe dọa nhất định đối với đối phương nếu có xung đột thực sự xảy ra.
Ngoài ra, dưới sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam hiện đã có khả năng sản xuất tên lửa KCT-15, có kế hoạch sản xuất 3.000 quả, gồm cả 3 phiên bản - trang bị cho tàu chiến, triển khai trên bờ biển và trang bị cho máy bay.
Loại tên lửa này có tầm bắn gấp đôi so với tên lửa Uran nguyên bản, khả năng sát hủy diệt mạnh hơn. Vì vậy, trong tương lai, Quân đội Việt Nam sẽ không có vấn đề gì quá đáng quan ngại về số lượng tên lửa.
Phượng Hoàng Hồng Kông cho rằng Việt Nam muốn dựa vào các máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 và Su-35 có thể mua sắm trong tương lai, tận dụng đầy đủ ưu thế địa lý, xây dựng được lực lượng kiểm soát trên biển, trên không mạnh, nhằm đoạt lấy quyền kiểm soát trên không mạnh và có được năng lực tấn công đối hải.
Bài viết của báo Trung Quốc tự tin, huyênh hoang và không xấu hổ (khi chiếm đóng, xây dựng trên khu vực chủ quyền của nước khác - PV) cho rằng "cùng với việc Trung Quốc xây dựng (phi pháp) "sân bay không chìm" (đường băng sân bay) ở quần đảo Trường Sa ( chủ quyền của Việt Nam), ưu thế địa lý này của Quân đội Việt Nam sẽ giảm đi không ít, mối đe dọa đến từ bên ngoài chắc chắn không thể coi thường".
Trong khi đó, báo Người quan sát của Trung Quốc nhận định rằng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Lần này, máy bay chiến đấu Su-30MK2 rơi có thể cũng sẽ là lý do thôi thúc để Việt Nam mua vũ khí Mỹ.
Bài 1: Trung Quốc đang theo dõi chặt sự cố máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam <Theo tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 15/6, hiện nay Quân đội Việt Nam đã mua tổng cộng 36 máy bay chiến đấu Su-30. Trung Quốc đang theo dõi chặt sự cố máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam>. Bài 2: Báo Phượng Hoàng Hồng Kông nói gì về sự cố máy bay Su-30MK2 của Việt Nam? <Tờ Phượng Hoàng Hồng Kông bình luận rằng nhìn vào tình hình hiện nay, máy bay chiến đấu Su-30 Việt Nam vẫn chưa thực sự hình thành sức chiến đấu, chỉ hoàn thành huấn luyện lái thông thường, càng chưa nói đến đột phá phòng không ở tầng trời thấp với tốc độ siêu âm.> |
* Thông tin được trích dẫn trong các bài báo đăng trên tờ Phượng Hoàng Hồng Kông và Người quan sát chỉ có tính chất tham khảo.