|
Quân đội Mỹ triển khai thực hiện chiến lược "tác chiến thống nhất trên không với trên biển" (ảnh tư liệu) |
Tờ Đa Chiều của người Hoa tại Mỹ ngày 23/8 cho rằng vụ kiện trọng tài Biển Đông đã làm cho ngoại giao Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới.
Có báo Nhật cho rằng một khi Trung-Mỹ khai chiến, tác chiến thống nhất trên biển với trên không (hải - không quân) và tác chiến kiểm soát ở nước ngoài có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tờ Nikkei Business Publications (BP) Nhật Bản ngày 23/8 cho rằng Trung Quốc coi phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague ngày 12/7 là một tờ "giấy lộn", sau đó lại tiến hành một loạt hành động làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng ở biển Hoa Đông, hành động của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới.
Đối với vấn đề này, Mỹ đã làm tốt chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc hay chưa? Đa Chiều nhận định rằng, đối với Mỹ, Trung Quốc là quốc gia mới đến nay “chưa từng gặp”, cũng là đối thủ không thể dùng phương pháp đơn giản để có thể dễ dàng ứng phó.
Nếu “lợi ích cốt lõi” của Mỹ bị xâm phạm, xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không thể tránh khỏi.
Tác chiến thống nhất trên biển với trên không
Chiến lược "tác chiến thống nhất trên biển với trên không" là chiến lược mới do Mỹ nghiên cứu có ưu thế địa thế trong chiến đấu với Trung Quốc.
Khi tác chiến với Nhật Bản trước đây, tướng Douglas MacArthur đã lấy Papua New Guinea làm điểm khởi đầu, từ đảo tấn công đảo, tiến tới làm xoay chuyển tình thế. Nhưng, Trung Quốc luôn tìm cách nâng cao khả năng chống tiếp cận (A2AD).
Nếu muốn tận dụng các đảo của các quốc gia hữu nghị để áp sát Trung Quốc, các căn cứ của các nước hữu nghị gần Trung Quốc có khả năng bị tấn công.
Phương pháp chiến đấu của MacArthur không thể chiến thắng Trung Quốc, Mỹ bắt đầu tìm cách vạch ra chiến lược mới là "tác chiến thống nhất trên biển với trên không".
Thông qua tin tức tình báo thu thập được bằng máy bay do thám tầm xa tàng hình không người lái hải quân và tàu ngầm mai phục ở khu vực của đối phương, và thông qua chia sẻ của máy bay ném bom tàng hình không quân kết nối mạng, sẽ có khả năng tấn công các khu vực quan trọng của đối phương với thời cơ tốt nhất.
Quân đội Mỹ mặc dù đối mặt với kẻ thù không dễ tiếp cận, cũng sẽ có khả năng chọc thủng tiền tuyến để tấn công các khu vực trọng yếu.
Hiện nay, lấy chiến lược này làm nền tảng, Quân đội Mỹ đang có sự chuyển đổi lớn về sức chiến đấu, phương thức chiến đấu và phương thức tổ chức trong toàn bộ các lĩnh vực tác chiến cả về hải, lục, không quân và không gian vũ trụ, không gian mạng.
Tác chiến kiểm soát ở nước ngoài
Đối với chiến lược "tác chiến thống nhất trên không với trên biển", trong nội bộ Mỹ xuất hiện những tiếng nói nghi ngờ tính khả thi thực hiện nó.
Chiến lược này lấy tấn công trực tiếp lãnh thổ Trung Quốc làm tiền đề, mặc dù đã đưa ra chiến thuật có hiệu quả, nhưng hoàn toàn không nói rõ kết cục chiến tranh, cuối cùng hai bên có khả năng rơi vào một cuộc chiến tranh rất mệt mỏi mà không tìm được đường ra.
Nhà nghiên cứu T.X. Hammes từ Đại học Quốc phòng Mỹ năm 2012 đã đề xuất "chiến lược kiểm soát ở nước ngoài" không tấn công lãnh thổ Trung Quốc.
Theo chiến lược này, Mỹ sẽ hợp tác với các nước đồng minh và nước có quan hệ hữu nghị ở chuỗi đảo thứ nhất như Nhật Bản (Okinawa), Philippines... để kiểm soát Biển Đông và biển Hoa Đông - những vùng biển ở phía đông đối phương.
Biển Đông là tuyến đường hàng hải không thể thiếu đối với thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Quân đội Mỹ và các nước đồng minh, đối tác tạo ra được ưu thế trên những vùng biển này, kiểm soát các hoạt động của tàu thương mại Trung Quốc, tiến hành tấn công mang tính kinh tế.
Chiến lược này là Mỹ tạo cơ hội cho Chính phủ Trung Quốc cân nhắc lại và thay đổi hành động trước khi phát động các cuộc tấn công mang tính quân sự.
Chiến lược này xem ra là sự lựa chọn thích hợp, nhưng cũng tồn tại khiếm khuyết. Mặc dù trong chiến lược đã mô tả tư duy kiểm soát và lối thoát của chiến tranh, nhưng không nói đến phương pháp cụ thể.
Mặc dù đã đề xuất hạn chế hoạt dộng đi lại của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng hoàn toàn không đề cập cụ thể đến việc tạo ra ưu thế trên biển của lực lượng không quân Hải quân và Không quân.
Tóm lại, chiến lược tác chiến đối với Trung Quốc của Mỹ hoàn toàn không phải có thể nói rõ ràng một cách đơn giản, trong khi đó chiến lược thực tế có thể là sự phối hợp của hai loại chiến lược.
Nhưng hai loại chiến lược này có mức độ lệ thuộc vào đồng minh rất mạnh. Vì vậy đã có thêm rất nhiều nhân tố không xác định. Chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc ngoài việc nhìn thẳng vào thực tế, thì không có con đường nào khác là tiến hành điều chỉnh cho thích hợp.