Báo Nga: Cặp chiến hạm Gepard Việt Nam thứ ba khả năng lắp “sát thủ” Kalibr

Ban đầu, các tàu Gepard được trang bị tên lửa cận âm Uran đủ sức tiêu diệt các tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn ở khoảng cách lên tới 300 km. Song khi đặt Nga đóng cặp tàu Gepard thứ ba, phía Việt Nam bày tỏ ý muốn để cặp tàu mới được trang bị không phải tên lửa Uran mà các hệ thống tên lửa Kalibr
Chiến hạm Gepard Nga phóng tên lửa Kalibr tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria
Chiến hạm Gepard Nga phóng tên lửa Kalibr tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria

Tại cuộc triển lãm vũ khí quốc tế ở Abu Dhabi, trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik",  giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga cho biết rằng, vào giữa năm 2017 Việt Nam sẽ nhận cặp hộ tống hạm thứ 2 lớp Gepard (tiếng Việt là "Báo săn"). Và các tàu này còn đảm nhiệm vai trò chống hải tặc.

Tàu lớp Gepard được trang bị vũ khí hiện đại và được xây dựng có sử dụng các công nghệ đảm bảo khả năng khó bị phát hiện bởi radar (tàng hình). Gepard có khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển. Với chiều dài 102m, rộng 13,7m, tàu hộ vệ có thể đạt tốc độ tối đa 52 km/h. Tàu được vận hành bởi kíp thủy thủ khoảng 90 người, trên boong tàu có bãi đỗ trực thăng, đảm bảo khả năng trinh sát, chống ngầm.

Các tàu được trang bị 4 ống phóng tên lửa chống hạm, 2 bệ pháo phòng thủ tầm gần và một pháo hạm 76mm. Thêm vào đó, theo yêu cầu của phía Việt Nam, cặp Gepard thứ hai được trang bị ống phóng ngư lôi và thiết bị cho phép phát hiện các tàu ngầm của đối phương, và được lắp động cơ mới tốt hơn.

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của hải quân Việt Nam
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của hải quân Việt Nam

Cặp tàu hộ vệ Gepard đầu tiên là 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ đã được biên chế vào Hải quân Nhân dân Việt Nam. Cặp tàu Gepard thứ 2 sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào giữa năm nay, và hiện đang hai tàu này ở cảng Novorossiysk trên bờ Biển Đen. Chiếc tàu đầu tiên sắp kết thúc thử nghiệm cấp nhà nước trên biển, chiếc tàu thứ hai đang trải qua thử nghiệm cấp nhà máy. Cuối tháng Ba, các thủy thủ Việt Nam sẽ đến Novorossiysk để học cách điều khiển, vận hành tàu Gepard.

Ban đầu, các tàu Gepard được trang bị tên lửa cận âm Uran đủ sức tiêu diệt các tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn ở khoảng cách lên tới 300 km. Song khi đặt Nga đóng cặp tàu Gepard thứ ba, phía Việt Nam bày tỏ ý muốn để cặp tàu mới được trang bị không phải tên lửa Uran mà các hệ thống tên lửa Kalibr, theo phân loại của phương Tây là Club.

Tức là các loại tên lửa được trang bị cho sáu tàu ngầm mà Hà Nội đã đặt mua ở Nga và đang cập cảng Cam Ranh. Tên lửa Kalibr sau khi được phóng bay với tốc độ cận âm. Khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến 1 km/giây, tức là gấp ba lần tốc độ của âm thanh. Đầu đạn tiếp cận mục tiêu ở độ cao 5-10 mét, khiến cho nó trở thành bất khả xâm phạm đối với các hệ thống chống tên lửa của đối phương. Để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển, tên lửa Kalibr có tầm bắn xa 500 km.

Theo Sputnik