Báo Mỹ: Trung Quốc tung “rồng biển” trong kế hoạch thống trị Biển Đông

VietTimes -- Ngày 24/12, Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đối với thủy phi cơ lớn nhất thế giới hiện nay, chiếc AG600 Kunlong hay Water Dragon (Rồng biển) có chiều dài tới 37 mét. 
Hình ảnh thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 của Trung Quốc (ảnh: National Interest)
Hình ảnh thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 của Trung Quốc (ảnh: National Interest)

Được trang bị 4 động cơ tua-bin cánh quạt WH6 có công suất 5.100 mã lực, AG600 có khối lượng cất cánh tối đa 59 tấn (khối lượng cất cánh rỗng là 35 tấn), vận tốc tối đa 563 km/giờ, và tầm hoạt động trong khoảng 4.830 km tới 5.630 km. Hơn nữa, AG600 còn có thể hạ cánh cả trên mặt nước và đất liền.

Video chuyến bay đầu tiên của máy bay dân dụng đặc chủng cỡ lớn - thủy phi cơ AG600 tại thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nguồn: The Guardian

Theo hãng sản xuất Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), Water Dragon sẽ được sử dụng cho sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ trên biển, cũng như công tác chữa cháy - loại máy bay cỡ lớn này có khả năng hút 12 tấn nước trong vòng vài giây, và có thể vận chuyển tới 30 lần khối lượng như vậy trong 12 giờ.

Báo Mỹ: Trung Quốc tung “rồng biển” trong kế hoạch thống trị Biển Đông ảnh 1AG600 là thủy phi cơ lớn nhất thế giới (Ảnh: Aviation Week)

AVIC cũng muốn phát triển tiềm năng xuất khẩu của AG600, và đang chú ý đến những khách hàng tiềm năng ở Malaysia và New Zealand. Tuy nhiên, thị trường thủy phi cơ vẫn còn nhỏ, và hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng khó có khả năng Trung Quốc sẽ theo đuổi một dự án tốn kém như vậy nếu nó không có ứng dụng cho mục đích quân sự.

Theo National Interest, chắc chắn vào những năm 1930-1940, thủy phi cơ là tài sản chiến lược quan trọng. Lúc đó, các máy bay huyền thoại như thủy phi cơ PBY Catalina và Short Sunderland không chỉ sở hữu tầm bay xa để tìm kiếm các đội tàu địch, săn lùng tàu ngầm, và hoạt động như những máy bay ném bom khi cần kíp; mà còn có thể vận chuyển các nhân sự chủ chốt và nhu yếu phẩm thiết yếu đến các tiền đồn xa xôi và các nước kém phát triển đang thiếu các đường băng dài trải nhựa cần thiết để tiếp nhận các máy bay vận tải hạng nặng.

Đặc biệt đối với những chuyến bay dài xuyên đại dương, các thủy phi cơ có thể hạ cánh xuống các hòn đảo xa xôi giữa biển để tiếp nhiên liệu, nhờ đó chúng có thể bay khắp thế giới, như những gì miêu tả trong chuỗi hành trình phiêu lưu của bộ phim Indiana Jones. Quả thực, việc mở rộng các phương tiện thủy phi cơ của hãng hàng không Pan Am tại Nam Mỹ và sau đó qua các hòn đảo ở Thái Bình Dương đến châu Á đã là chìa khóa để Mỹ phát triển vươn lên vị thế siêu cường thế giới.

Tuy nhiên, vào những năm 1950, số đường băng dài trải nhựa đã tăng lên đáng kể, cũng như tầm hoạt động và thời gian nghỉ của các máy bay vận tải mặt đất và máy bay tuần tra. Thủy phi cơ phần lớn đã trở nên lỗi thời. Vậy tại sao giờ đây Trung Quốc lại quan tâm tới một thứ đã lỗi thời như chiếc thủy phi cơ khổng lồ?

Theo National Interest, Bắc Kinh đang tăng cường sự hiện diện của mình tại những hòn đảo xa xôi thuộc vùng tranh chấp trên biển Đông, và trong nhiều trường hợp đã tiến hành xây dựng các hòn đảo nhân tạo phi pháp ở giữa biển. Trên những hòn đảo bồi đắp trái phép này có các cơ sở của chính quyền và thậm chí cả các đồn trú quân sự, trong đó một số đồn được trang bị vũ khí nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhiều hòn đảo nhân tạo xây dựng phi pháp được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lại cách xa đại lục tới hàng trăm dặm và phần lớn đảo đều quá nhỏ, hoặc không thì lại thiếu đường băng dài để có thể tiếp nhận các máy bay vận tải cỡ lớn.

Do đó, Trung Quốc đã phát triển thủy phi cơ. AG600 có thể đáp xuống nơi nước chỉ sâu có 2,4 mét và tỏ ra rất hữu ích trong việc duy trì mối liên kết hậu cần với các tiền đồn trên những hòn đảo mà lúc trước chỉ có thể tiếp cận bằng trực thăng hoặc tàu thuyền. Làm được như vậy không phải là chuyện đơn giản. Một bài viết của tờ New York Times đã cho thấy việc thiếu nguồn tiếp tế đáng tin cậy có ý nghĩa gì trong khi theo dõi một tiểu đội lính thủy đánh bộ của Philippines bám trụ trên một chiếc tàu đổ bộ rỉ sét, mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), trực tiếp đối diện với một tiền đồn Trung Quốc lớn hơn và được tiếp tế tốt hơn nhiều.

Báo Mỹ: Trung Quốc tung “rồng biển” trong kế hoạch thống trị Biển Đông ảnh 2
Báo Mỹ: Trung Quốc tung “rồng biển” trong kế hoạch thống trị Biển Đông ảnh 3Thủy phi cơ AG600 (ảnh: China Defence)

Một vai trò thích hợp và khá truyền thống khác của AG600 là tuần tra hàng hải tầm xa. Mặc dù hải quân Trung Quốc (PLA) đã sở hữu loại máy bay tuần tra hàng hải mặt đất, AG600 có thể khởi hành từ các tiền đồn trên các đảo xa hơn để mở rộng khoảng cách tuần tra, và theo dõi hoạt động của tàu thuyền sâu hơn ở Thái Bình Dương.

Một biến thể tuần tra hàng hải ít nhất phải bao gồm một radar tìm kiếm bề mặt dạng vòm và hệ thống liên kết dữ liệu để truyền dữ liệu cảm biến tới các lực lượng thân thiện. Nó cũng có thể trang bị các thiết bị tác chiến chống ngầm để phát hiện và săn ngầm, một nhiệm vụ được Hải quân Mỹ thực hiện với một phi đội lớn các máy bay trinh sát đa năng P-8 Poseidon. Theo giả thuyết, Water Dragon có thể được trang bị các loại vũ khí chống ngầm hoặc tên lửa chống hạm tầm xa.

Tuy nhiên, National Interest cho rằng các khả năng công kích như vậy có thể chỉ là thứ yếu so với mục đích chính của Water Dragon, đó là củng cố những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua việc trang bị tốt cho các tiền đồn trên đảo chiếm đóng trái phép, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý hàng hải để thiết lập vị thế hàng đầu của Bắc Kinh trong khu vực.

Thực hiện các nhiệm vụ mang danh "cứu hộ hay nghiên cứu khoa học" như vậy có thể được xem là "quản trị toàn cầu", trong khi vẫn tạo ra tính hợp pháp cho các tuyên bố Trung Quốc là nhà quản lý độc quyền các vùng biển mà trong nhiều trường hợp gần với các nước khác hơn của Bắc Kinh. Thậm chí còn có một số nguồn tin nói rằng AG600 sẽ được sử dụng để đưa khách du lịch đến các khu nghỉ dưỡng được xây dựng trên các đảo tranh chấp, nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là thiết lập một mạng lưới các căn cứ hàng hải mở rộng sâu hơn vào trong Thái Bình Dương thông qua việc kiểm soát các vùng biển trong phạm vi đảo thứ nhất của Trung Quốc, với ý nghĩ thu được những lợi ích kinh tế cũng như để kiềm chế và kiểm soát các hoạt động của Hải quân Mỹ. Vì vậy, Water Dragon với vẻ ngoài trầm lặng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho một chiến lược phi bạo lực gạt bỏ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Hiện đã có 17 đơn đặt hàng thủy phi cơ AG600, nhưng có tuyên bố nói rằng Trung Quốc có thể sẽ mua thêm 43-53 chiếc nữa. Trong khi đó, một số nhà bình luận quân sự Trung Quốc tỏ ra hoài nghi về Water Dragon vì nó yêu cầu bảo dưỡng cao và còn thiếu sót nhiều so với thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản.

Báo Mỹ: Trung Quốc tung “rồng biển” trong kế hoạch thống trị Biển Đông ảnh 4Thủy phi cơ US-2 có chiều dài 33,46m, đạt tốc độ bay tối đa 560km/giờ (Ảnh: Airplane picture)

Dù thế nào đi nữa, điều đáng quan tâm vẫn là trong những năm tới Trung Quốc sẽ làm thế nào để sử dụng hiệu quả Water Dragon ở Biển Đông, và liệu các biến thể đặc biệt có được sản xuất để thực hiện các sứ mệnh cụ thể hay không, National Interest nhận định.

Guardian News
Guardian News
Guardian News