Bạn có biết hơn một nửa số nhà khoa học trong lĩnh vực AI đang làm việc tại Mỹ không phải là người Mỹ

VietTimes -- Có một sự thật đáng ngạc nhiên rằng hầu hết những người đang học và làm việc liên quan đến AI đều không phải là người Mỹ. Một số người dự đoán rằng Mỹ sẽ bị tụt hậu trong cuộc đua AI nếu vẫn tiếp tục duy trì chính sách hạn chế nhập cư như hiện nay.
Để giải quyết tình trạng thiếu nhân tài, một số quốc gia đã mở rộng các chương trình visa làm việc để thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ AI. Ảnh: SCMP
Để giải quyết tình trạng thiếu nhân tài, một số quốc gia đã mở rộng các chương trình visa làm việc để thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ AI. Ảnh: SCMP

Hoa Kỳ có nguy cơ bị tuột mất ngôi vị lãnh đạo về trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh chính sách nhập cư của nước này ngày càng trở nên chặt chẽ hơn và các quốc gia đối thủ đẩy mạnh thu hút các nhân tài ngoại quốc - những người có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển AI ở quốc gia này, theo báo cáo của Đại học Georgetown.

Hầu hết các nhân viên làm việc trong lĩnh vực AI và các nghiên cứu sinh trong các chương trình sau đại học liên quan đến mảng này đều không phải là người Mỹ, với 59% các nhà khoa học máy tính trình độ tiến sĩ là người nước ngoài. Bất ngờ hơn, 65% các chuyên gia máy tính và toán học đến từ “miền đất hứa” công nghệ - Thung lung Silicon không phải là công dân Hoa Kỳ. Phần lớn họ [các nhà khoa học đang làm việc tại Mỹ trong lĩnh vực AI] có nguồn gốc Trung Quốc hoặc Ấn Độ, theo SCMP.

Viện nghiên cứu Tencent có trụ sở tại Trung Quốc đã ước tính trên thế giới có khoảng 300.000 nhà nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường cho hàng triệu người.

Hai năm trước, Trung Quốc đã công bố kế hoạch Made in China trong đó có mục tiêu đưa nước này trở thành quốc gia đi đầu về AI trên toàn cầu vào năm 2030. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh tuyên bố sẽ thu hút các nhà khoa học AI hàng đầu trong các lĩnh vực cụ thể như học máy, xe tự lái, robot thông minh bằng cách cung cấp các gói trợ cấp “khủng”.

Tuy nhiên, kế hoạch TTP - chương trình tuyển dụng hàng đầu của Trung Quốc cũng làm dấy lên những mối lo ngại về hoạt động gián điệp tiềm năng của quốc gia này. FBI đã mô tả kế hoạch này là một hình thức chuyển giao bất hợp pháp tài sản công nghệ, sở hữu trí tuệ và các bí mật quốc gia của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh vào tháng Hai với nội dung yêu cầu các cơ quan liên bang ưu tiên tài trợ cho nghiên cứu và phát triển AI nhưng mặt khác, chính quyền Tổng thống Trump lại gây khó khăn cho các cá nhân từ ngước ngoài đến thị thực tại Mỹ. Nhiều quan chức cao cấp của Hoa Kỳ coi các công dân Trung Quốc đến học tập và làm việc tại Mỹ là mối đe doa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia.

Sự kỳ thị đối với các nhà khoa học và sinh viên Trung Quốc đang học tập và làm việc tại Hoa Kỳ ngày càng leo thang khi một số giáo sư người Mỹ gốc Hoa bị sa thải khỏi các trường đại học của Mỹ với lý do họ có quan hệ mờ ám với các tổ chức, cơ quan phía Trung Quốc. Một số học giả Trung Quốc còn cáo buộc rằng thị thực tại Mỹ thời hạn 10 năm của họ đã bị thu hồi mà không hề có một lời giải thích.

Để giải quyết tình trạng thiếu nhân tài toàn cầu, một số quốc gia đã mở rộng chương trình visa làm việc thể thu hút nhân lực trong lĩnh vực AI. Canada và Pháp đã quảng cáo các chương trình thị thực cho người lao động nước ngoài tạm thời, nhắm mục tiêu vào những người làm việc và nghiên cứu mảng công nghệ.

Andrew Y. Ng hiện là là trưởng khoa học gia tại Baidu Research (Trung Quốc) có trụ sở tại Thung lũng Silicon. Ảnh: SCMP
Andrew Y. Ng hiện là là trưởng khoa học gia tại Baidu Research (Trung Quốc) có trụ sở tại Thung lũng Silicon. Ảnh: SCMP

Nhiều chuyên gia nước ngoài đã trở thành những “cây đại thụ” trong ngành công nghiệp AI của Mỹ. Andrew Y. Ng, một nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Hoa từng là người đứng đầu nhóm Google Brain nhưng hiện tại, ông đang “đầu quân” cho Baidu, công cụ tìm kiếm khổng lồ của Trung Quốc. Ông Andrew là người lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm về việc đưa ra chiến lược và phát triển cơ sở hạ tầng AI của công ty. Ông cũng là “cha đẻ” của Landing AI và là người đồng sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến Coursera.


Một ví dụ tiêu biểu khác: giáo sư Li Fei, Giám đốc của trung tâm AI thuộc đại học Stanford, cô sinh ra ở Bắc Kinh và chuyển đến sống tại Mỹ từ năm 16 tuổi. Cô từng là nhà khoa học hàng đầu về AI và học máy tại Google Cloud.

Theo SCMP