|
Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga, một cuộc bầu cử có ảnh hướng lớn đến tình hình chung của thế giới và khu vực, ứng cử viên V.V. Putin - Thủ tướng nước cộng hòa Liên Bang Nga đã có loạt bài viết về tính hình kinh tế, chính trị đối nội và đối ngoại của nước Nga.
Nước Nga và thế giới đang thay đổi.
Ngày 27 tháng 2 năm 2012
Nước Nga là một một phần của thế giới rộng lớn – từ góc nhìn về kinh tế, văn hóa và truyền thông. Chúng ta không muốn cô lập và không thể tự cô lập. Chúng ta tin rằng, sự cởi mở công khai và minh bạch sẽ mang lại cho người dân Nga sự tăng trưởng về đời sống vật chất cũng tinh thần, phát triển văn hóa và củng cố vững chắc lòng tin, điều mà hiện nay càng ngày càng trở thành một tài nguyên vô giá của đất nước.
Nhưng chúng ta sẽ kiên định theo đuổi những lợi ích và mục đích chính đáng của quốc gia, dân tộc, chứ không phải nghe theo những ý kiến tham vấn hoặc quyết định của những kẻ bên ngoài. Nước Nga chỉ có thể được chào đón, được tôn trọng chỉ khi nào bản thân nước Nga hùng mạnh và đứng vững trên đôi chân của mình.
Nước Nga trong lịch sử phát triển từ trước đến nay trên thực tế luôn có quyền được tiến hành các chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ. Đồng thời, tôi tin tưởng rằng, hòa bình và an ninh trên thế giới được bảo đảm chỉ có thể cùng với nước Nga, chứ không phải đẩy nước Nga ra ngoài rìa, làm yếu đi vị thế địa chính trị của nước Nga hoặc làm tổn thất, vô hiệu hóa tiềm lực quốc phòng của Liên bang Nga.
Mục đích của chính sách đối ngoại của nước Nga mang tính chiến lược lâu dài, ổn định và khẳng định vị thế quan trọng của nước Nga trên trường thế giới, vị thế quan trọng hàng đầu của nước Nga trong lịch sử và trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
Chúng ta khẳng định duy trì đường lối tích cực chủ động và sáng tạo bảo vệ hòa binh, an ninh trên toàn thế giới, kiên quyết chống lại các hành động đối đầu, đấu tranh mạnh mẽ và hiệu quả chống lại các hoạt động như phổ biến vũ khí hạt nhân, chống xung đột khu vực và khủng hoảng, chống khủng bố và buôn lậu ma túy.
Chúng ta sẽ làm tất cả để nước Nga có được những thành tựu mới nhất của sự phát triển khoa học, công nghệ, và các doanh nghiệp của nước Nga có vị thế xứng đáng trên thị trường thế giới.
Chúng ta sẽ hướng tới mục đích làm thay đổi hệ thống của một trật tự thế giới mới, được xây dựng trên những điều kiện địa chính trị thực tế hiện nay, quá trình chuyển đổi hệ thống sẽ diễn ra hòa bình và thuận lợi, không để xảy ra những cơn địa chấn không cần thiết trong đời sống xã hội.
Ai đang phá hoại lòng tin.
Như đã khẳng định, tôi tin tưởng rằng: gắn liền không thể tách rời với những những nguyên lý cơ bản quan trọng bậc nhất là tinh thần đảm bảo an ninh của tất cả các quốc gia, không cho phép bành chướng việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn và tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Nếu bỏ qua những những nguyên lý đó sẽ dẫn đến sự bất ổn trong những quan hệ quốc tế.
Thông qua lăng kính của sự công khai minh bạch đó chúng ta nhìn nhận những khía cạnh của Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, các nước trong khối quân sự này không nhìn nhận một logic của sự phát triển thế giới hiện đại ngày này, bị đóng khung trong những nhận định và tư tưởng mòn vẹt của sự nghi kỵ thù địch. Tất cả đều rất hiểu, tôi đang muốn nói về vấn đề gì!
Đó là sự mở rộng của NATO về phía Đông bao gồm cả việc dự định xây dựng cơ sở hạ tầng các căn cứ quân sự, kế hoạch liên minh xây dựng lá chắn tên lửa trên các nước thuộc khối NATO ở châu Âu.
Sẽ không động chạm đến vấn đề này, nếu như các trò chơi đó không được triển khai ngay bên cạnh biên giới của Liên bang Nga và chúng ta cũng thấy rất rõ, nếu họ (người Mỹ và NATO) không quan tâm đến an ninh quốc phòng của Liên bang Nga, thì đương nhiên họ cũng không hề quan tâm đến hòa bình, an ninh và ổn định trên toàn thế giới.
Những cơ sở lý luận về học thuyết quân sự, chiến lược quân sự của nước Nga rất rõ ràng, tôi không nhắc lại, nhưng rất tiếc, các đối tác châu Âu và Mỹ không công nhận, họ bỏ qua trước những sự thật hiển nhiên đó.
Có điều tất cả những hành động đó làm chúng ta lo lắng. Đó là, mặc dù những phác thảo cho mối quan hệ đa phương giữa Nga và NATO chưa được thảo luận xong, Liên minh quân sự phòng thủ chung đã tạo ra những sự cố ngay trên lãnh thổ châu Âu, gần biên giới Nga, những sự cố đó không những không củng cố được sự tin tưởng lẫn nhau, mà theo kết quả của các sự kiện, hành vi đó đang buộc chúng ta phải có những hành động đáp trả mạnh mẽ trên diện rộng, đồng thời các hành động đó làm cản trở việc ấn định các chương trình đối thoại tích cực trong các quan hệ quốc tế, kìm hãm sự chuyển đổi các cấu trúc quan hệ trên thế giới.
Thông qua những cuộc xung đột vũ trang, được che đậy bởi các mục tiêu nhân quyền, các lực lượng khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đang phá hoại một nguyên lý được tôn thờ nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới – quyền độc lập tự chủ. Trong các mỗi quan hệ quốc tế, đang hình thành một khoảng trống – đạo đức và cơ sở pháp lý cho những hành động được coi là nhân quyền.
Thường các chính khách phương Tây hay nhấn mạnh - quyền của con người là quan trọng bậc nhất so với chủ quyền của một quốc gia. Hoàn toàn đúng – những hành động chống lại loài người cần phải bị trừng phạt bằng tòa án quốc tế, nhưng khi sử dụng thái quá quan niệm đó với mục đích sẽ rất dễ dàng phá hủy chủ quyền quốc gia, khi quyền con người được bảo vệ từ bên ngoài và trên cơ sở các chuẩn mực đến từ nước ngoài – và trong quá trình "bảo vệ” quyền con người đã hủy hoại quyền của cả một tập thể con người - bao gồm cả quyền lợi tối thượng và cơ bản của con người – quyền được sống – vấn đề không phải là "những kết thúc có hậu” mà đơn giản là một chính sách lừa bịp, mị dân đơn giản.
Quan trọng hơn là, Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an có thể chống lại một cách hiệu quả những yêu cầu mang tính ra lệnh từ nhiều nước khác nhau hoặc những hành động tùy tiện của nhiều nước trên trường thế giới. Không một ai có quyền tự cho mình đặc quyền hoặc toàn quyền thay mặt Liên Hiệp Quốc để giải quyết các vấn đề thế giới, đặc biệt trong trường hợp sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ với các nước có chủ quyền. Nhưng vấn đề tồn tại là, khối quân sự NATO, với ý đồ tự đặt cho mình những quyền nằm ngoài giới hạn một Liên minh phòng thủ quân sự.
Đây thật sự là một vấn đề rất nghiêm trọng. Chúng ta còn nhớ, khi các lực lượng thuộc các liên minh tìm cách đưa các quốc gia khác nhau trên thế giới theo những chuẩn mực của phương Tây về nhân quyền cũng như quyền cơ bản của con người.
Các quốc gia, các dân tộc đó đã trở thành nạn nhân của sự ngộ nhận, của những chiến dịch nhân đạo và tiến trình xuất khẩu nền dân chủ "tên lửa và bom”. Để thực hiện mục đích của mình, những gì xảy ra với một quốc gia sau những chiến dịch xuất khẩu nhân đạo, khối quân sự Bắc Đại Tây Dương không nghe và không muốn nghe thấy.
Có lẽ, các lãnh đạo khối quân sự NATO, đứng đầu là Mỹ, đã có một khái niệm cơ bản hoàn toàn khác với chúng ta về hòa bình và an ninh. Người Mỹ, muốn giữ cho bản thân nước Mỹ một sự an toàn tuyệt đối trước mọi nguy cơ. Mặc dù điều đó không thực tế cả về những giải pháp khoa học công nghệ cũng như về địa chính trị. Nhưng đó cũng chính là bản chất của vấn đề hiện nay.
An toàn tuyệt đối cho một quốc gia cũng đồng nghĩa với việc không an toàn cho tất cả các quốc gia còn lại. Với viễn cảnh đó thật khó có thể chấp nhận được. Ngoài ra, rất nhiều nước – do nhiều nguyên nhân khác nhau- không công khai đưa ra những ý kiến đối lập.
Nước Nga luôn gọi sự vật, sự kiện bằng chính tên của nó và đưa ra những ý kiến rõ ràng. Cần phải khẳng định lại rằng, vi phạm nguyên tắc đảm bảo an ninh một cách thống nhất và không thể tách rời đối với mọi quốc gia – dù họ có đưa ra rất nhiều những lời tuyên bố về cam kết duy trì an ninh trên thế giới – đấy thực sự là những mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng.
Đặc biệt là với những nước, theo những nguyên nhân khác nhau đã khởi xướng lên những vi phạm hòa bình an ninh trên toàn thế giới.
Mùa xuân Arập, những bài học và kết luận:
Một năm về trước, trên thế giới đã xuất hiện một sự kiện đặc biệt khác thường – trong rất nhiều nước thuộc thế giới Arập xuất hiện đồng loạt các cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài đang thống trị đất nước.
Mùa xuân Arập thời điểm ban đầu được tiếp nhận như một hy vọng cho sự thay đổi tích cực. Người Nga ủng hộ và đứng về phía những người dân Arập đang nỗ lực đấu tranh nhằm đạt được một sự cải cách dân chủ.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó mọi việc trở lên rõ ràng hơn, khi trong rất nhiều đất nước, tình hình diễn ra không theo một kịch bản văn minh. Thay vì xây dựng một nền dân chủ thực sự sau khi lật đổ quyền lực bảo vệ một nhóm người thống trị - sau khi đánh gục kẻ thù khỏi vị trí quyền lực, lật đổ chính quyền. Khi đó chấm dứt sự thống trị của một lực lượng chính trị được thay thế bằng khởi đầu của một lực lượng chính trị khác cực đoan và tàn bạo hơn.
Những màu sắc tiêu cực xuất hiện trong sự phát triển của các tình huống xảy ra trong các nước Arập do sự can thiệp từ phía bên ngoài, hỗ trợ và ủng hộ một trong các bên trong cuộc xung đột trong nước và mang bản chất của sự can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền.
Hiện tượng này đã đi đến mức hàng loạt các quốc gia khác dưới khẩu hiệu nhân đạo đã thẳng tay tiêu diệu chính quyền Libya với sự giúp đỡ của tên lửa và máy bay chiến đấu. Và như đã thấy – kết quả là một màn kịch tàn bạo không hẳn thời Trung cổ - mà thời kỳ đầu của lịch sử loài người – kết cục bi thảm với nhà cầm quyền bị lật đổ M. Gaddafi.
Không thể cho phép để kịch bản Libya ai đó lại tiếp tục tái hiện ở Syria. Sự nỗ lực của nhân loại trên thế giới cần phải hướng đến là đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa các bên trong nội bộ của Syria.
Điều quan trọng nhất là chấm dứt bạo lực trên đất nước Syria, dù nguồn gốc của bạo lực đó bắt nguồn từ đâu, khởi động tiến trình đối thoại của các bên trong cộng động các dân tộc ở Syria - không có các điều khoản ban đầu ràng buộc, không có sự can thiệp của bên ngoài và tôn trọng quyền độc lập tự quyết của một quốc gia có chủ quyền.
Điều đó sẽ tạo ra điều kiện để những công báo về các giải pháp cho tiến trình dân chủ hóa của chính quyền Syria được thực hiện. Quan trọng nhất trong điều kiện hiện nay - không được tạo điều kiện cho một cuộc nội chiến trên phạm vi cả nước.
Đó là điểm then chốt mà chính sách ngoại giao của Liên bang Nga đã thực hiện và đang thực hiện. Từ kinh nghiệm đau xót cho nhân loại trên thế giới. Chúng ta phản đối những nghị quyết tương tự như vậy của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, những nghị quyết như vậy có thể được coi như bật đèn xanh cho sự can thiệp bằng quân sự vào tiến trình phát triển nội bộ của Syria.
Theo nguyên tắc chỉ đạo của luật pháp quốc tế, nước Nga cùng với Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng bảo an về vấn đề Syria vào tháng 2 năm 2012, nghị quyết được đưa ra có vẻ mơ hồ và có nhiều ý nghĩa nhưng trên thực tế đã khuyến khích các hành động bạo lực của một trong các bên trong cuộc xung đột nội bộ của Syria.
Cùng với sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc, phản ứng của các nước phương Tây là chỉ trích gay gắt, gần đến ranh giới của một cơn cuồng nộ, sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc đã ngăn chặn những thành viên phương Tây trước sự cám dỗ hành động theo một sơ đồ đơn giản đã định trước: nếu các nước trong Hội đồng Bảo an đồng ý với nghị quyết can thiệp vào Syria – rất thuận lợi, nều không – sẽ tổ chức một liên minh quân sự các nước quan tâm và nhân danh Liên Hiệp Quốc – tấn công.
Bản thân logic của hành động can thiệp dựa trên Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ hoàn toàn phản tác dụng và rất nguy hiểm. Hành động can thiệp không đưa đến một kết thúc tốt đẹp. Trong mọi trường hợp – hành động can thiệp của LHQ không tạo điều kiện điều chỉnh tình hình của đất nước đang xảy ra xung đột nội bộ. Nhưng sau đó tình hình sẽ xấu đi rất nhiều – làm mất đi sự ổn định của toàn bộ hệ thống an ninh thế giới, phá hoại uy tín và vai trò trung tâm của LHQ.
Cũng cần phải nhớ lại, quyền phủ quyết không phải là ngẫu hứng, mà là một phần không thể tách rời của trật tự thế giới, được khẳng định trong Điều lệ của LHQ theo yêu cầu của Mỹ. Ý nghĩa của quyền phủ quyết là, nếu quyết định của LHQ, chống lại nghị quyết đó dù chỉ một đại diện thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, thì nghị quyết đó là không có hiệu lực và không có giá trị thực hiện.
Thật sự rất mong muốn rằng Mỹ và các nước khác học được một bài học khó chịu và không cố gắng sử dụng một kịch bản đầy bạo lực ở Syria mà không có sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng cũng thật sự không thể hiểu nổi, từ đâu có được sự hiếu chiến như vậy.
Tại sao họ không thể kiên nhẫn tìm kiếm một giải pháp tiếp cận thích hợp và có sự cân nhắc kỹ càng của một tập thể có trách nhiệm. Hơn nữa, trong trường hợp cụ thể với kế hoạch cách mạng Syria, giải pháp đã được vạch ra.
Việc còn lại chỉ có yêu cầu lực lượng nổi dậy, cũng tương tự như đối với chính quyền Syria, là rút lực lượng vũ trang và các phân đội chiến binh ra khỏi các thành phố đang nội chiến. Không nhất trí với đề nghị cả hai bên đều phải ngừng bạo lực thật sự gây lên sự nghi ngờ.
Nếu như chúng ta muốn đảm bảo an ninh cho những người dân hòa bình – đối với nước Nga , đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu – cần phải làm cho cả hai bên đang đối đầu với nhau bằng vũ lực hiểu được điều đúng đắn cần phải làm là dừng mọi hành động bạo lực đối đầu.
Một vấn đề nữa không thể không nhắc đến. Kết quả là, ở những nước trực tiếp xảy ra mùa xuân Arập, cũng như ở Iraq, các công ty của nước Nga đã mất những thị trường đã có được từ hàng chục năm trước đây, và đồng thời mất cả những hợp đồng thương mại đã được ký kết.
Những vị trí hổng về kinh tế đó đã được thay thế bởi các nhà khai thác thị trường của chính các quốc gia, những kẻ đã nhúng tay vào việc thay đổi thể chế chính trị cũ. .
Dễ dàng nhận thấy rằng, tất cả những tấm bi kịch xảy ra trong một chừng mực nhất định đã được khơi dậy không phải là sự lo lắng nhân đạo về quyền con người, mà là âm mưu chiếm lĩnh và chia lại các thị trường trong khu vực.
Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, chúng ta cũng không thể với sự điềm tĩnh của đỉnh Olimpia nhìn thấy họ đang cướp đi công sức lao động của người Nga. Và chúng ta cũng sẽ hoạt động tích cực và chủ động, ngay cả với các chính phủ mới của các nước thuộc thế giới Ả rập, để xây dựng lại những thị trường kinh tế của nước Nga trong khu vực Trung Đông.
Nhìn chung, những sự kiện diễn ra trong thế giới Arập là một bài học rất lớn và có tầm quan trọng trong công tác đối ngoại. Những sự kiện gần đây cho thấy, những nỗ lực nhằm đưa nền dân chủ với sự hỗ trợ của các giải pháp quân sự có thể - và thường thấy là cho một kết quả hoàn toàn ngược lại.
Từ tận cùng của xã hội xuất hiện các lực lượng, trong đó có cả những lực lượng tôn giáo cực đoan, các lực lượng này sẽ cố gắng thay đổi hướng phát triển của các nhà nước, tính cộng đồng xã hội trong hoạt động điều hành của các nhà nước.
Chúng ta – nước Nga luôn có những mối quan hệ tốt đẹp với những chính phủ ôn hòa và tiến bộ thuộc đạo Hồi, quan điểm nhìn nhận về thế giới của các chính phủ này gần gũi với quan điểm của Đạo Hồi tại Liên bang Nga. Đồng thời chúng ta cũng sẵn sàng phát triển các mối quan hệ trong điều kiện hiện tại.
Chúng ta cũng quan tâm đến việc khởi động lại các mối quan hệ kinh tế chính trị và thương mại đối với tất cả các nước Ả rập, bao gồm cả những nước đã trải qua những xung đột biến động trong nội bộ. Ngoài ra, có thể nhìn thấy đã hội tụ mọi điều kiện, để nước Nga trên mọi lĩnh vực giữ được vị trí dẫn đầu trong các quan hệ với các nước tại khu vực Trung Cận Đông, ở đó chúng ta có nhiều bạn bè và đối tác.
Với tình hình xung đột giữa các nước Arập và Ixrael, một đơn thuốc thần diệu, nhờ sự giúp đỡ của nó có thể dứt điểm được tình hình, cho đến bây giờ vẫn chưa được tìm ra. Nhưng buông tay mặc cho tình hình diễn biến hoàn toàn không được phép.
Nếu tính đến mối quan hệ gần gũi giữa Liên bang Nga với Ixrael và các nhà lãnh đạo Palestine, ngoại giao của Nga vẫn nằm trên cơ sở cả hai bên trong khuôn khổ bộ tứ Trung Đông, tích cực hoạt động đổi mới cho tiến trình hòa bình, định hướng phối hợp các bước trong những hoạt động ngoại giao của mình với Liên minh các nước Arập.
Mùa xuân Ả rập đồng thời cũng chứng minh một cách rõ ràng rằng, tiếng nói của cộng đồng quốc tế trong giai đoạn ngày nay được hình thành từ sự tham gia tích cực đưa thông tin lên mạng và hệ thống công nghệ truyền thông đa phương tiện.
Có thể nói rằng, internet, các mạng xã hội, điện thoại di động …đã chuyển hóa thành – song song cùng với vô tuyến truyền hình – công cụ hiệu quả của hệ thống chính trị - đối nội và đối ngoại. Đây là một thành tố mới của cộng đồng xã hội, đòi hỏi phải nghiên cứu, suy nghĩ và có những giải pháp đúng đắn, để khi chúng ta tiến về trước, mở rộng sự tự do trao đổi thông tin đa chiều trên mạng Internet, cần làm giảm đi nguy cơ bị lợi dụng bởi các phần tử khủng bố và tội phạm.
Trong giai đoạn hiện này, thường sử dụng một khái niệm mới đó là khái niệm quyền lực mềm - tập hợp của các công cụ và phương pháp nhằm đạt được mục đích chính trị đối ngoại mà không phải sử dụng vũ lực, do sử dụng đòn bẩy thông tin và các đòn bẩy của các tác động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đáng tiếc là, không phải trường hợp hiếm khi các phương pháp đó được sử dụng nhằm mục đích reo mầm, nuôi dưỡng, kích động chủ nghĩa cực đoan, ly khai, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thao túng ý thức hệ của công luận, trực tiếp can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của quốc gia có chủ quyền.
Cần phải nhận biết một cách chính xác - ở đâu có tự do ngôn luận và hoạt động chính trị ổn định, ở đâu đang sử dụng các công cụ chống pháp luật của quyền lực mềm. Chúng ta có thể hoan nghênh các hoạt động của các tổ chức nhân đạo và các tổ chức từ thiện phi chính phủ.
Trong đó, có cả những phát biểu phản biện lại cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương. Nhưng những hoạt động của các nhóm giả danh các tổ chức nhân đạo, từ thiện phi chính phủ, hoặc các cơ cấu tổ chức khác, được sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, theo đuổi mục đích gây bất ổn chính trị của nước này hay nước khác, chúng ta không thể chấp nhận được.
Đã có những trường hợp, hoạt động của tổ chức phi chính phủ không xuất phát từ quyền lợi và những được sự tài trợ của các tổ chức trong nước, mà có được nguồn tài chính cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các thế lực bên ngoài. Trên thế giới hiện nay có nhiều đại diện có ảnh hưởng của các nước lớn, các tổ chức, các tập đoàn.
Khi họ phát biểu công khai - đó chỉ là một hình thức vận động hành lang của thế giới hiện đại. Ở nước Nga cũng có những tổ chức, những viện như vậy – Ví dụ như Tổ chức hợp tác với nước Nga, Quỹ thế giới Nga…các trường đại học lớn cũng có những quỹ học bổng, nhằm tìm kiếm các ứng cử viên tài năng ở nước ngoài
Nhưng nước Nga không sử dụng các tổ chức phi chính phủ của Nga ở nước ngoài, không cung cấp tài chính cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị với mục tiêu tìm kiếm lợi ích cho nước mình.
Đồng thời các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin cũng không làm như vậy. chúng ta cho rằng: tạo ảnh hưởng lên tình hình chính trị nội bộ của các nước khác và gây ảnh hưởng lên tình hình xã hội của các nước khác cần phải thực hiện rất công khai - như vậy cả các bên tham gia đều có trách nhiệm với những hành động của mình.
(Còn tiếp.....)