Bà Thái Anh Văn lấy vụ kiện Biển Đông để thúc đẩy Đài Loan độc lập?

VietTimes -- Bà Thái Anh Văn sẽ "lùi bước" trong vấn đề Biển Đông, "ly khai với Trung Quốc, đi theo Mỹ và Nhật Bản, liên kết với ASEAN, tìm kiếm Đài Loan độc lập".
Bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan thị sát một cuộc tập trận quy mô lớn đối phó Trung Quốc ở miền nam Đài Loan gần đây.
Bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan thị sát một cuộc tập trận quy mô lớn đối phó Trung Quốc ở miền nam Đài Loan gần đây.

Trong thời gian diễn ra hội thảo về vấn đề Biển Đông giữa hai bờ (Trung Quốc và Đài Loan) vào các ngày 25 - 26/8, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc cho rằng, Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn dựa vào kết quả phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague đối với vụ kiện của Philippines để cắt đứt với Trung Quốc, tìm kiếm Đài Loan độc lập.

Bà Thái Anh Văn chưa từng có chủ trương "đường đứt đoạn" (đường chữ U) ở Biển Đông. Ngô Sĩ Tồn cho rằng bà Thái Anh Văn sẽ "ly khai với Trung Quốc, đi theo Mỹ và Nhật Bản, liên kết với ASEAN, tìm kiếm Đài Loan độc lập".

Ngô Sĩ Tồn cho biết giới học giả Trung Quốc đang bàn về cách thức ngăn chặn chính sách Biển Đông của bà Thái Anh Văn nhanh chóng "thụt lùi" sau khi có kết quả trọng tài, từ đó thách thức quan hệ hai bờ.

Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc. Ảnh: Chinatimes
Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc. Ảnh: Chinatimes

Mặc dù bà Thái Anh Văn lùi bước trong chính sách Biển Đông là tất yếu, nhưng cũng không thể lùi quá nhanh. Nếu vì vậy mà làm cho Trung Quốc liên hệ đến xu hướng "Đài Loan độc lập" của bà thì quan hệ hai bờ chắc chắn cũng sẽ thụt lùi nhanh chóng.

Vì vậy, Ngô Sĩ Tồn cho rằng bàn bạc cách thức "hợp tác" giữa hai bờ trong vấn đề Biển Đông trở thành vấn đề "cấp bách" của Trung Quốc. Hiện nay, phương châm hợp tác với Đài Loan của Trung Quốc trong vấn đề này là tiếp tục "giao lưu học thuật, duy trì cơ chế, tập trung vào trọng tài, hợp tác chức năng, chờ đợi thời cơ, thuận theo thế mà hành động".

Ngô Sĩ Tồn cho biết giới học giả Trung Quốc cùng với các cơ quan nghiên cứu Đài Loan thành lập Ủy ban chỉ đạo học thuật hai bờ, ủy ban "lấy ứng phó kết quả phán quyết trọng tài làm đột phá", tổ chức cho chuyên gia hai bờ viết báo cáo nghiên cứu, bác bỏ vụ kiện trọng tài.

Ngô Sĩ Tồn còn cho hay ủy ban chuyên gia hai bờ có thể bàn về cái gọi là vạch là "đường cơ sở lãnh hải" của đảo Ba Bình và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), tiến hành chuẩn bị về mặt pháp lý để thách thức phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague. Hiện nay, Đài Loan đã cân nhắc tiến hành triển khai về vấn đề này.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Sina Trung Quốc
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Sina Trung Quốc

Đồng thời hai bên đang bàn khả năng xây dựng phi pháp cái gọi là "Khu bảo tồn sinh thái biển" ở đảo Ba Bình và bãi cạn Scarborough. Hiện nay, Trung Quốc đã tiến hành chuẩn bị, Đài Loan cũng có thể cân nhắc làm theo - Ngô Sĩ Tồn dụ dỗ.

Lưu Phục Quốc, giám đốc Trung tâm an ninh Đài Loan, Đại học Chính trị Đài Loan cho rằng bà Thái Anh lùi bước trong chủ trương Biển Đông, nhấn mạnh tham gia nhiều hơn vào cơ chế đa phương. Tuy nhiên chính sách này sẽ làm cho Đài Loan tiếp tục bị gạt ra ngoài trong vấn đề Biển Đông.
Lưu Phục Quốc cho rằng trong bối cảnh quan hệ hai bờ đình trệ hiện nay, cơ chế trao đổi học thuật "Biển Đông" nhiều năm qua của hai bờ sẽ "đóng vai trò quan trọng hơn" trong cái gọi là "hai bờ bảo vệ chủ quyền Biển Đông".

Lưu Phục Quốc còn đề nghị chuyên gia, học giả Trung Quốc và Đài Loan tập trung vào các vấn đề trọng điểm, duy trì sự đồng bộ trong nghiên cứu Biển Đông của hai bờ, tìm kiếm đồng thuận, cung cấp các kiến nghị cho chính sách của hai bờ, lấy hành động thực tế để thể hiện hợp tác hai bờ.

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan.
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tìm cách dụ dỗ Đài Loan hợp tác để thúc đẩy áp đặt yêu sách bành trướng ở Biển Đông, nhất là khi “đường 9 đoạn” của Trung Quốc được vẽ lại dựa trên “đường 11 đoạn” của một cá nhân người Đài Loan.

Cho dù Trung Quốc có dựa vào “cơ sở lịch sử và pháp lý” từ một bản đồ vẽ chơi của người Đài và thậm chí cho dù được cả Đài Loan ủng hộ thì “đường 9 đoạn” do Bắc Kinh vẽ bậy cũng vô giá trị. Phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan ngày 12/7 đã bác bỏ triệt để tham vọng và ảo tưởng này của Bắc Kinh - PV.