1. Không ăn uống quá nóng
Nguồn: BM
|
Thói quen ăn uống quá nóng sẽ có hại cho khoang miệng, thực quản và dạ dày.
Thức ăn quá nóng, ngoài việc làm cho khoang miệng và niêm mạc lưỡi bị bỏng, có khi còn làm cho niêm mạc và thực quản bị thương do bị bỏng. Niêm mạc và thực quản bị hoại tử dễ dẫn đến loét thực quản và niêm mạc, ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường.
Nguồn: NZ
|
Thói quen ăn uống quá nóng có liên quan đến phát sinh ung thư thực quản. Qua nhiều nghiên cứu, trong khu vực có nhiều người bị ung thư thực quản, đa số người bệnh có thói quen ăn uống nóng.
Khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản chỉ có thể chịu nhiệt độ từ 50~60 độ C. Để tránh cho khoang miệng, niêm mạc thực quản bị bỏng, giảm bớt nguy cơ phát sinh các bệnh viêm thực quản, viêm dạ dày cấp tính, ung thư thực quản, nên tránh ăn uống quá nóng.
2. Không nên chỉ ăn khô trong bữa sáng
Nguồn: Vạn điều hay
|
Nhiều người trong bữa sáng chỉ ăn khô, như thế là không khoa học. Nguyên nhân là vì sau khi ngủ qua một đêm, chức năng của đường ruột và dạ dày phải khôi phục trạng thái hoạt động sau một đêm bị ức chế, chức năng tiêu hóa tương đối yếu, chưa muốn ăn. Lúc đó, nếu chỉ muốn ăn một số thức ăn khô, sẽ không ăn được nhiều và rất khó tiêu, không thỏa mãn yêu cầu cho cơ thể con người hoạt động trong buổi sáng.
Nguồn: Vạn điều hay
|
Ngoài ra, trong một đêm, cơ thể đã tiêu hao một lượng nước nhất định, cần phải được bổ sung trong bữa ăn sáng, để cho cơ thể được làm việc bình thường. Do vậy, trong bữa sáng, phải ăn thức ăn có chứa nhiều nước.
3. Không nên ăn quá nhiều hoa quả
Hoa quả ăn quá mức không những lãng phí mà còn gây hại với cơ thể. Chẳng hạn như ăn quá nhiều hồng dễ mắc bệnh sỏi thận, ăn quá nhiều táo Tàu sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ăn quá nhiều cam, lê, táo, quýt sẽ dễ bị yêu tỳ vị…