1. Listerine và quảng cáo đánh trúng tâm lý khách hàng
Vào đầu thế kỷ 19, Joseph Lister đã phát minh ra một sản phẩm khử trùng miệng sau khi phẫu thuật. Với sự hỗ trợ của Công ty dược phẩm Lambert, vài thập kỷ sau, Listerine đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Và trong những năm 1920, doanh thu của công ty đã tăng từ 115.000 USD lên hơn 8 triệu USD.
Sản phẩm nước súc miệng Listerine xuất phát từ công trình nghiên cứu của Joseph Lister – bác sĩ người Anh và cũng là cha đẻ của chất khử trùng. Ông muốn tập trung vào điều trị chứng hôi miệng - một căn bệnh không tồn tại trước khi Listerine được phát minh. Đây là một trong những trường hợp đầu tiên khi khách hàng mua thứ mà họ trước đó không hề cần chút nào.
2. Bệnh viện Cleveland Clinic và thuốc lá
Năm 2007, Cleveland Clinic tại Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách nhân sự của mình và ngừng thuê người hút thuốc. Một số người cho rằng đây là sự phân biệt đối xử, nhưng hút thuốc thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty bởi vì năng suất nhân viên giảm sút. Và không thể phủ nhận việc hút thuốc lá cũng tác động xấu đối với chính nhân viên, họ phải chi khoảng 3,391 USD một năm cho việc chăm sóc sức khỏe.
3. UPS và phương châm rẽ phải
UPS là một công ty giao hàng trọn gói lớn của Mỹ thuộc Atlanta, Georgia. Bạn có thể nhận thấy rằng rẽ trái trong hệ thống giao thông khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn là rẽ phải. Hơn thế nữa, rẽ trái là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông. Vì vậy, UPS đã kiếm những tiêu chuẩn khác để tối ưu hóa chuyến hành trình của từng xe giao hàng. Từ những năm 70, họ thiết kế một phần mềm dẫn đường cho phương tiện của riêng mình, cố gắng loại bỏ càng nhiều ngã rẽ trái càng tốt (tại những nước đi ở làn đường bên phải).
Ngày nay, xe chuyển phát của công ty 90% rẽ phải trên giao lộ. Công ty chuyển phát này khẳng định rằng với phương pháp định hướng đường đi này, mỗi năm họ tiết kiệm được 10 triệu gallon xăng, thải ít hơn 22 tấn carbon dioxide so với bình thường và chuyển được nhiều hơn 350.000 chuyến hàng.
4. Lego và người hâm mộ
Vào đầu năm 2000, công ty Đan Mạch nổi tiếng đang trên bờ vực phá sản. Ngay cả các nhà thiết kế có kinh nghiệm và chuyên gia lĩnh vực đồ chơi cũng bó tay.
CEO mới của công ty - Jørgen Vig Knudstor bắt đầu nghiên cứu tình hình. Và ông đưa ra một ý tưởng vô cùng đơn giản: họ không cần nhiều chuyên gia mà cần nhiều người hâm mộ hơn để thiết kế đồ chơi. Bước đi táo bạo này đã hồi sinh Lego sau cuộc khủng hoảng và trở thành công ty sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới.
5. United Airlines và 3 điều nhỏ
Hãng hàng không nổi tiếng của Mỹ đã quyết định loại bỏ khăn lau trên hầu hết các chuyến bay ngắn. Sau đó, họ cho chiếu các bộ phim trong các chuyến bay ngắn và thay thế nước ép bưởi với nước cam phổ biến hơn. Chỉ thay đổi 3 điều nhỏ này cũng đã giúp United Airlines đã tiết kiệm 200 triệu USD.
6. Amazon và chương trình “Trả lương để nghỉ việc”
Bạn có nghỉ việc nếu bạn được đề nghị 5,000 USD cho lá thư từ chức của bạn không? Nếu câu trả lời là "có", điều đó có nghĩa là công việc này không dành cho bạn và bạn không mang lại giá trị cho công ty.
Giải pháp bất thường của Amazon nhằm mục tiêu khuyến khích nhân viên dành thời gian, nghĩ về những gì họ thực sự muốn. Những người không quan tâm đến sự phát triển của công ty sẽ từ chức. Và những người quyết định không từ chức sẽ có mục tiêu định hướng tốt hơn bởi vì họ đã có ý thức lựa chọn ở lại gắn bó với công ty.
7. Texas và kiểm toán mọi thứ
Vào đầu những năm 90, Texas lâm vào cuộc khủng hoảng kéo dài có thể dẫn đến việc tăng thuế đáng kể. Sau đó, hội đồng lập pháp yêu cầu John Sharp tìm cách giảm chi phí. Nhà chính trị gia đã bắt đầu đánh giá hoạt động của Texas để kiểm toán mọi hoạt động của bang và đã tiết kiệm khoảng 10 tỷ USD cho Texas trong 10 năm qua.
Sharp đã đề xuất một số ý tưởng khá kỳ quái như loại bỏ một ngọn đèn từ một máy bán soda tự động. Nó không ảnh hưởng đến mỹ quan của chiếc máy nhưng Texas có thể tiết kiệm 200.000 USD tiền điện mỗi năm.
8. Yahoo và kỳ nghỉ lễ Giáng sinh
Năm 2009, công ty đã gặp rắc rối nghiêm trọng về tài chính và cần phải cắt giảm nhân viên. Để giảm chi phí, Yahoo đã quyết định dành một kỳ nghỉ cho tất cả nhân viên từ dịp Giáng sinh đến năm mới. Kết quả là, công ty đã tiết kiệm được 21 triệu USD. Và các nhân viên không những bị sa thải mà còn được tận hưởng kỳ nghỉ.
9. McDonald's và thuyết âm mưu
Nếu thường xuyên ghé thăm nhà hàng này, đôi khi bạn sẽ thấy nhân viên không thêm miếng phô mai vào bánh mì kẹp thịt. Phô mai này có giá khoảng 0,30 USD. Nếu McDonald's “quên” ít nhất 10 lần mỗi ngày, công ty sẽ tiết kiệm được hơn 39 USD một năm. Bạn hãy thử ghé McDonald's thường xuyên để xem điều này có đúng không nhé!
Theo Bright Side