1. Bánh quy Graham
|
Ảnh: BrightSide
|
Bánh quy Graham ra đời nhờ sự sáng tạo của Mục sư Sylvester Graham, một nhà cải cách chế độ ăn uống thế kỉ 19. Sylvester là một người ủng hộ chế độ ăn chay và lối sống điều độ. Bánh Graham ban đầu chỉ được dùng cho chế độ ăn kiêng, sau đó rất nhiều người ưa thích loại bánh này.
Chế độ ăn uống của ông được cho là ngăn chặn những ham muốn ăn quá nhiều trong khi vẫn duy trì sức khỏe tốt. Thời gian đầu, chế độ ăn uống này được rất nhiều người làm theo nhưng từ từ hạ nhiệt sau cái chết của Graham vào năm 1851.
2. Corn Flakes
|
Ảnh: BrightSide
|
Tiến sĩ John Harvey Kellogg và em trai Will Keith Kellogg là những người ủng hộ lối sống lành mạnh của Sylvester Graham. Món này được tạo ra tình cờ khi họ vô tình để lại những miếng lúa mì trên bếp và đi vắng. Khi quay trở lại, họ phát hiện ra rằng phần bột đã chín và có thể ăn được, thậm chí ngon hơn khi cán dẹt.
Bằng cách làm tương tự với ngô, Kellogg đã tạo ra một cuộc cách mạng nhỏ trong giới sành ăn. Sau đó, loại ngũ cốc thương hiệu Corn Flakes của Kellogg đã trở thành một phần của chế độ ăn uống Graham. Món này được cho là sẽ làm giảm rối loạn tiêu hóa.
3. Salisbury Steak
|
Ảnh: BrightSide
|
Tiến sĩ James Salisbury từng là một bác sĩ trong cuộc nội chiến Mỹ. Ông cho rằng bệnh tiêu chảy ở những người lính có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống với cà phê và thịt bò xắt nhỏ. Năm 1888, ông giới thiệu món The Salisbury Steak: thịt bò xay có hương vị hành tây tẩm gia vị, được chiên hoặc luộc và phủ nước sốt thịt. Ông đề nghị nên ăn 3 lần một ngày để chống lại nhiều loại bệnh tật.
4. Coca-Cola
|
Ảnh: BrightSide
|
Thứ nước có ga quen thuộc này đã trải qua rất nhiều thay đổi trước khi trở thành phiên bản như hiện nay. Trước đây, trên thế giới có một loại rượu mạnh có chứa các loại hạt kola giàu chất cafein và cocaine được gọi là "Rượu vang Coca Pháp của Pemberton". John Pemberton, người bào chế rượu tuyên bố nó có thể chữa khỏi tất cả các triệu chứng về thần kinh.
Sau đó thức uống này bị cho là bất hợp pháp do luật cấm rượu địa phương, vì vậy Pemberton sử dụng xi-rô đường để sáng tạo một phiên bản không cồn và gọi nó là Coca-Cola. Thức uống này đã trở nên phổ biến sau cái chết của Pemberton vào năm 1888, khi Cola được bán và sử dụng như một phương thuốc bổ và chữa đau đầu.
5. 7-Up
|
Ảnh: BrightSide
|
Vào năm 1929, 7-UP phiên bản đầu tiên được gọi là "Soda chanh muối" và được dùng làm thức uống ổn định tâm trạng. Loại nước này chứa lithium citrate, một hợp chất được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tâm thần.
Năm 2006, phiên bản sản phẩm được bán tại thị trường Mỹ đã được cải tiến để có hương vị “100% tự nhiên”.
6. Dr Pepper
|
Ảnh: BrightSide
|
Dr Pepper được tạo ra bởi dược sĩ Charles Alderton tại cửa hàng thuốc của Morrison ở Waco, Texas.
Alderton nhận thấy rằng khách hàng đã mệt mỏi với hương vị sarsaparilla, chanh và vani truyền thống, vì thế ông bắt đầu thử nghiệm với các kết hợp hương vị mới, cuối cùng là kết hợp 23 thành phần với axit photphoric. Loại thức uống mới được coi như “thuốc bổ não” dưới cái tên “Waco”. Sau đó, Alderton đưa công thức cho Wade Morrison, người đặt tên cho loại nước này là Dr Pepper.
7. Goo-Goo Clusters
|
Ảnh: BrightSide
|
Trong những năm 1920 và 1930, các thanh kẹo Goo-Goo được bán trên thị trường là “một bữa ăn bổ dưỡng”. Vào thời điểm đó, vấn đề chính là sự thiếu dinh dưỡng và calo, đặc biệt đối với những người thuộc tầng lớp lao động. Những loại kẹo có hàm lượng calo cao như kẹo dẻo, kẹo caramen và đậu phộng rang phủ sô cô la được quảng cáo là các thực phẩm giàu năng lượng với giá rẻ.
8. Fig Newtons
|
Ảnh: BrightSide
|
Cho đến cuối thế kỷ 19, nhiều bác sĩ tin rằng hầu hết các bệnh đều liên quan đến các vấn đề tiêu hóa. Vì vậy lời khuyên dành cho bạn là nên ăn bánh quy và trái cây hàng ngày. Charles Roser đã phát minh ra một chiếc máy vào năm 1891, đã chèn nhân vào bột bánh dày. Những chiếc Fig Newton đầu tiên được nướng tại tiệm bánh hơi F. A. Kennedy vào năm 1891.
9.Bánh quy Digestive
|
Ảnh: BrightSide
|
Một “trợ lý tiêu hóa” khác được phát triển lần đầu vào năm 1839 bởi 2 bác sĩ người Scotland. Những chiếc bánh quy này chứa lượng natri bicarbonate cao, được khuyến nghị sử dụng sau bữa ăn giúp có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Theo BrightSide