1. Google Maps không khả dụng tại Hàn Quốc
|
Ảnh: BrightSide
|
Tính năng Google Maps không thể giúp bạn tìm tuyến đường khi du lịch tại xứ sở kim chi. Chính phủ quốc gia này không cấp quyền cho Google sử dụng dữ liệu bản đồ của họ vì những cân nhắc về an ninh quốc gia. Vậy nên khi bắt đầu một chuyến du lịch tại Hàn Quốc, bạn cần cài đặt ứng dụng điều hướng cục bộ như NAVER Maps hay một số bản đồ có sẵn khả dụng được cài đặt tiếng Hàn và tiếng Anh.
2. Có thể gặp những người vận động quyên góp phiền phức tại Vương quốc Anh
|
Ảnh: BrightSide
|
Chugger, một từ đặc biệt được kết hợp từ “charity” (từ thiện) và “mugger” (kẻ trấn lột), dùng để chỉ những người chuyên nài nỉ lôi kéo những người đi đường quyên góp cho một tổ chức từ thiện nào đó. Các chugger khá dai dẳng và phiền phức, với mánh khóe cơ bản là “đột kích” người qua đường, bắt chuyện và sau đó thuyết phục họ quyên góp vài đồng vào một việc từ thiện. Thậm chí, họ còn yêu cầu mọi người điền thông tin vào danh sách khảo sát và quyên góp tiền hàng tháng.
Hầu hết mọi người đều khó chịu với hành động này, một số người nhắm mắt đưa tiền cho qua chuyện. Nếu bạn không muốn mất tiền, hãy cảnh giác và đừng nói chuyện với các chugger.
3. Cấm ăn uống trên phương tiện công cộng tại Singapore
|
Ảnh: BrightSide
|
Có thể bạn đã nghe nói, hút thuốc nơi công cộng tại Singapore có thể bị phạt tới 1000 đô la Mỹ. Ăn uống hoặc cho con bú trên phương tiện công cộng tại quốc gia này cũng bị phạt đến 500 đô la. Nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao lại có những quy định nghiêm ngặt như vậy? Chính phủ Singapore muốn ngăn chặn các tình huống nguy hiểm và bất tiện cho hành khách khi di chuyển trên phương tiện công cộng.
4. Bạn có thể ngồi tù nếu làm điều thiếu tôn trọng với “canang sari”
|
Ảnh: BrightSide
|
“Canang sari” là những lễ vật cúng dường cho vị thần Hindu. Nếu có ý định ghé thăm đảo Bali của Indonesia thì bạn nên cẩn thận khi nhìn thấy những món lễ vật này. Người dân địa phương thường để chúng ngay trên vỉa hè hàng ngày.
Nếu vô tình dẫm chân lên, hoặc có hành động bất kính thì bạn sẽ phải lãnh mức án phí không nhỏ, thậm chí bị giam giữ lên đến 4 năm. Năm 2013, một người phụ nữ bị tòa án tối cao Indonesia tuyên án 14 tháng tù giam vì tội xúc phạm đạo Hindu và gọi “canang sari” là “bẩn thỉu”.
5. Gần như không thể mua đồ sau 21:00 tại Thụy Sĩ
|
Ảnh: BrightSide
|
Hầu hết các cửa hàng ở Thụy Sĩ đóng cửa lúc 18:30 từ thứ Hai đến thứ Bảy, riêng thứ Năm đóng cửa lúc 21:00, vì thế bạn nên cân nhắc khi mua đồ muộn tại quốc gia này. Ngoại lệ có một số cửa hàng mở của sau 21:00, tuy nhiên bạn sẽ không thể mua được rượu, vì luật Thụy Sĩ cấm bán rượu sau 21:00.
6. Cấm mang đồng Dinar ra khỏi Tunisia
|
Ảnh: BrightSide
|
Dinar là đơn vị tiền tệ chính của Tunisia. Nó được coi là “đồng tiền đóng”, luật pháp Tunisia không cho phép khách du lịch mang ra khỏi lãnh thổ. Bất chấp nguy cơ bị kiểm tra tại cửa xuất cảnh, một số khách du lịch vẫn cố tình cất đồng Dinar lẫn với các loại tiền khác để mang về làm đồ lưu niệm. Nhưng tốt nhất bạn không nên làm điều này nếu không muốn gặp rắc rối với luật pháp.
7. Cảnh sát giả trên đường phố ở Ý
|
Ảnh: BrightSide
|
Giống như một số quốc gia khác, bạn có nguy cơ đụng phải cảnh sát giả ở Ý. Những người này lấy nhiều lý do khác nhau để "kiểm tra" khách du lịch, sau đó ăn cắp tiền của họ. Đôi khi, những người trong bộ quần áo dân sự cũng giả mạo cảnh sát bằng cách đưa ra chiếc huy hiệu giả để lừa kiểm tra đồ của du khách.
Thực ra những cảnh sát thật khi mặc thường phục không yêu cầu kiểm tra túi của khách du lịch mà làm công việc khác. Vì vậy bạn nên cảnh giác khi gặp phải tình huống này. Hãy bình tĩnh gọi cho cảnh sát thật đến giải quyết.
8. Mánh khóe lừa gạt của một số dịch vụ taxi ở Trung Quốc
|
Ảnh: BrightSide
|
Có nhiều chiêu trò lừa gạt du khách ở một số quốc gia khác nhau. Ở Trung Quốc, mánh khóe lừa gạt chủ yếu là đổ lỗi cho du khách làm hỏng xe vận tải. Một số tài xế taxi ranh mãnh dàn cảnh, cố tình dán keo vào tay cầm đã bị hỏng sẵn. Khi khách cố gắng mở cửa, tay cầm bung ra và người lái xe lấy đó làm lý do bắt đền du khách.
Trong những trường hợp này, tốt nhất bạn nên cảnh giác với những hãng xe không uy tín, nhờ cảnh sát giải quyết nếu xảy ra, hoặc tốt nhất nên liên hệ với các hãng xe hợp pháp để tránh gặp rắc rối trong chuyến đi.
9. Ở Úc, nguy hiểm đến từ trên trời và mặt đất
|
Ảnh: BrightSide
|
Ở Úc, nguy hiểm không chỉ từ đến từ nhện và rắn mà còn từ cỏ dại hoặc một chú chim. Người Úc tự đùa rằng với sự xuất hiện của mùa xuân, bắt đầu vào tháng 9 ở bán cầu Nam, có 2 mối nguy hiểm đáng ngại: cây tật lê và chim ác là.
Cây tật lê Úc là một loại cỏ dại trông giống như mùi tây. Lá và thân cây không nguy hiểm, tuy nhiên những hạt gai nhọn phát triển mạnh có thể đâm vào chân người và chân thú vật. Ngay cả giày cũng không thể bảo vệ bạn. Người Úc thường sử dụng thuốc diệt cỏ đặc biệt để loại bỏ thứ cỏ phiền hà này.
|
Ảnh: BrightSide
|
Chim ác là ở Úc thường có hành vi hung hăng trong suốt mùa sinh sản. Chim tấn công dữ dội người đi bộ và người đi xe đạp hoặc xe máy. Để tránh bị loài chim này tấn công, chính quyền Úc khuyên các công dân và du khách không kích động loài chim này. Nếu có thể, hãy tránh những nơi chúng làm tổ.
Theo BrightSide