9 bí mật đáng kinh ngạc ẩn sau những bức tượng nổi tiếng

VietTimes -- Đằng sau mỗi tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng toàn thế giới đều chứa những bí mật mà mà rất ít người có thể nhận ra. Bạn có biết hình mẫu lý tưởng của nam giới - tượng David thực ra… mắt lác không? 

1. Tượng Moses mọc sừng

Moses là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của nhà điêu khắc tài hoa Michelangelo. Bức tượng nổi tiếng này sở hữu một điểm kỳ dị: một cặp sừng.

Nhiều nhà sử học nghệ thuật tin rằng ông đã hiểu sai Kinh thánh. Trong Kinh thánh có đoạn "Người Do Thái khó có thể chiêm ngưỡng được khuôn mặt của Moses khi ông hạ thế tại núi Sinai với một tấm bài vị bằng đá". Chữ của người Do Thái được sử dụng ở đây trong Kinh Thánh có thể được dịch cả là ''rạng rỡ'' và là ''sừng''.

2. Tượng cổ nhiều màu

Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ những bức tượng đá cẩm thạch trắng La Mã và Hy Lạp cổ đại thường là một khối đá toàn màu trắng. Nhưng theo các nghiên cứu gần đây, ban đầu chúng có thể được sơn bằng nhiều màu sắc khác nhau và bị phai mờ theo thời gian.

3. Sự đau khổ của Nàng tiên cá

Ít ai biết rằng bức tượng Nàng tiên cá ở Copenhagen là một mục tiêu yêu thích của những kẻ chuyên đi phá hoại những công trình văn hóa. Bức tượng bị cắt phần đầu hai lần vào năm 1964 và 1998. Năm 1984, thậm chí có người còn cắt luôn cánh tay phải của tượng nữa. Vào năm 2006, nàng tiên cá tội nghiệp bị phủ bởi sơn xanh. Cuối cùng, chính quyền thành phố quyết định dời nàng ra xa khỏi cảng để ngăn chặn bất kỳ sự phá hoại nào khác.

4. Bức tượng “Kiss” thiếu nụ hôn

Bức điêu khắc "Nụ hôn" ban đầu mang tên "Francesca da Rimini", đặt theo tên một phụ nữ quý tộc người Ý vào thế kỷ XIII. Bà đã yêu chính em trai chồng mình và bị chính người chồng phát hiện. Người chồng khi phát hiện hai người đang đọc sách cùng nhau đã giết chết cả hai.

Bức tượng khắc họa hình ảnh đôi tình nhân đang cầm quyển sách trên tay nhưng ít người biết rằng họ không hề chạm vào môi nhau, điều đó cho rằng cả 2 đã bị giết mà không hề làm điều gì sai trái.

5. Bí mật của tấm màn che bằng đá cẩm thạch

Hãy nhìn vào những bức điêu khắc này, bạn có thấy ngạc nhiên tại sao những bức màn và các nếp gấp tinh tế như thế lại được diễn tả một cách đầy chân thực qua những phiến đá cứng nhắc? Bí ẩn nằm ở loại cẩm thạch được dùng, chúng gồm có 2 lớp – một lớp trong suốt và một lớp dày hơn. Monti giữ một họa tiết bề mặt thông thường, trong khi đó ông cũng khắc phần còn lại một cách riêng biệt. Đây là bí mật khiến tấm màn che đạt được hiệu ứng đáng kinh ngạc như vậy.

6. Tượng David hoàn hảo làm bằng đá cẩm thạch hỏng

David đã được coi là vẻ đẹp lý tưởng của nam giới, nhưng thực tế nó lại không hoàn hảo như mọi người vẫn nghĩ - David thực sự bị….mắt lác.

Điều này được phát hiện khi bức điêu khắc được scan bằng kỹ thuật laser. Lỗi nhỏ này gần như vô hình vì tượng được đặt trên bệ đứng rất cao. Người ta cho rằng Michelangelo khắc lỗi này một cách cố tình để khiến cho David trông hoàn hảo từ cả hai phía.

7. Nụ hôn tử thần - chết vì nghệ thuật và nghệ thuật vì cái chết

Tác phẩm điêu khắc bí ẩn nhất trong Nghĩa trang Poblenou ở Barcelona có tựa đề ''Nụ hôn tử thần'', và đây là bức tượng vô danh chẳng ai biết ai đã sáng tạo ra nó. Bức tượng được đặt ở góc xa nhất của nghĩa địa, và đã trở thành cảm hứng của Ingmar Bergman để ông làm ra bộ phim "The Senventh Seal", về chủ đề những hiệp sĩ và cái chết.

8. Cánh tay của Venus de Milo

Bức tượng Venus này là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất ở bảo tàng Louvre ở Paris. Một nông dân Hy Lạp đã phát hiện ra nó vào năm 1820 trên đảo Milos. Khi đó, bức tượng được chia thành hai phần chính. Một số sĩ quan hải quân Pháp đã nhận ra giá trị lịch sử của bức tượng và ra lệnh mang bức tượng đá cẩm thạch ra khỏi hòn đảo. Những người vận chuyển xảy ra tranh chấp và làm gãy cả hai tay của bức tượng. Do kiệt sức nên các thủy thủ từ chối quay trở lại tìm kiếm những cánh tay bị vỡ.

9. Sự không hoàn hảo của tượng Thần chiến thắng Samothrace

Bức tượng tráng lệ này được tìm thấy vào năm 1863 trên đảo Samothrace. Tác phẩm điêu khắc được làm bằng đá cẩm thạch vàng Parian. Các nhà khoa học cho rằng bức tượng được tạo ra vào khoảng thế kỉ thứ 2 TCN để khắc ghi chiến thắng trên biển của quân đội Hi Lạp.

Tất cả mọi nỗ lực khôi phục cánh tay nữ thần trở về đều vô vọng – chúng đều làm hỏng vẻ đẹp của tuyệt tác này. Và chính sự thất bại đó đã chứng tỏ một điều: sự không hoàn hảo đã làm cho nữ thần trở nên lộng lẫy hơn.

Theo BrightSide