7 tình huống oái ăm chúng ta thường gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay và cách giải quyết

VietTimes -- Những tình huống oái ăm không phải là điều hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng chắc chắn có nhiều tình huống mà các thế hệ trước đây không bao giờ gặp phải khi mà công nghệ chưa phát triển như hiện nay.
Những tình huống oái ăm là một phần trong đời sống hiện đại ngày nay (Ảnh Flickr)
Những tình huống oái ăm là một phần trong đời sống hiện đại ngày nay (Ảnh Flickr)

Nếu như 5 năm trước đây, nếu bạn vô tình bấm like (thích) một bức ảnh trên Instagram của người yêu cũ, thì chắc chắn họ sẽ nghĩ là bạn đang theo dõi họ trên mạng xã hội này. Hay như bạn vô tình gửi một tin nhắn ác ý hay nói xấu đến một người mà bạn đang nói chuyện với họ, thì lúc đó sẽ cực kỳ khó giải quyết.

Bà Diane Gottsman, một chuyên gia về nghi thức xã giao, là tác giả của cuốn sách Modern Etiquette for a Better Life, và là người sáng lập ra Khoa Nghi thức ngoại giao của đại học Texas, đã gọi những tình huống này là “những khoảnh khắc oái oăm”.

Nếu như bạn vô tình like một cập nhập cũ trên Facebook của người yêu cũ, thì “bạn chỉ cầm bấm unlike nó hoặc đơn giản là cứ kệ nó vậy”, bà nói. Nếu như bạn bị tag (gắn) vào ảnh chụp bữa tiệc sinh nhật của một người bạn trong khi bạn đang ở cùng một người khác, thì “chỉ cần nói, tôi xin lỗi. Tôi cảm thấy rất khó khi phải nói là tôi không muốn đến tham gia bữa tiệc của bạn”.

Thay vì cứ mặc kệ, bà Gottsman coi mỗi tình huống như vậy là một “bài học kinh nghiệm” để bạn biết cách cư xử sao cho đúng mực lần sau.

Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê ra 7 tình huống oái ăm thường gặp nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Nhân viên của bạn gọi điện báo ốm xin nghỉ làm nhưng lại đăng ảnh đang đi nghỉ trên bãi biển lên Instagram.

Ảnh Shutterstock
 Ảnh Shutterstock

Bà Alison Green, tác giả của chuyên mục Ask a Manager, đã từng gặp phải tình huống này. Theo quan điểm của bà, thì đây là tình huống mang tính chất bạn tin tưởng nhân viên của mình hay không, chứ không phải là những ngày mà họ xin nghỉ ốm.

Bà Green khuyên rằng nếu gặp tình huống như vậy, người sếp nên nói:

“Tôi đã thấy rằng một số thời điểm khi anh/chị đã phải nghỉ làm vì lý do sức khỏe không đảm bảo, và anh/chị đã đăng những bức ảnh lên mạng xã hội chứng tỏ anh/chị đang làm việc những khác vào ngày đó. Tôi chắc rằng anh/chị không phải như vậy – bởi tôi thấy rằng những người đăng các bức ảnh trên không phải được chụp vào ngày anh/chị xin nghỉ ốm, và quan trọng hơn là tôi luôn tin anh/chị.

Nhưng vấn đề đối với tôi là những người cấp trên của anh cũng là bạn bè với anh/chị trên mạng xã hội đó, và những người phải quán xuyến cả công việc của anh/chị khi anh/chị xin nghỉ cũng thấy những bức ảnh đó, và những người này tôi e là không có suy nghĩ như tôi”.

Bạn muốn cập nhật hồ sơ của mình lên LinkedIn để tìm kiếm công việc mới

Ảnh Shutterstock
Ảnh Shutterstock 

Ông Michael Lando, một chuyên gia thuộc Trung tâm Glassdoor nói ngắn gọn rằng: “Nếu sếp của bạn cảm thấy khó chịu về một cập nhật trên LinkedIn (cập nhật tài khoản trên LinkedIn của bạn có thể được xem là một sự phát triển chuyên môn) nói rằng bạn sẽ không làm việc cho những người mà họ muốn chứng kiến bạn thành công”.

Điều này nói lên rằng bạn thực sự đang muốn cho sếp của mình một lý do để cảm thấy nghi ngờ, ông Lando khuyên bạn nên rõ ràng. Bạn nên gửi cho sếp của mình một email nói rõ rằng: “Tôi đang xem hồ sơ của mình trên LinkedIn, và tôi thấy rằng có rất nhiều dự án và trách nhiệm mà tôi đã không đưa vào, vì thế tôi sẽ bổ sung thêm một vài thông tin vào những ngày tới”.

Tuy LinkedIn rất rõ ràng: Nếu bạn thường xuyên tìm kiếm một công việc trên ứng dụng này, nó sẽ không gửi bất cứ cập nhật nào tới mạng của bạn.

Bạn được tag vào bức ảnh chụp bữa tiệc của người bạn mình trong khi thực tế thì bạn không có mặt ở đó

Ảnh Flickr
 Ảnh Flickr

Cách giải quyết để chắc chắn rằng điều này không lặp lại là phải biết cách từ chối những lời mời một cách tự tin và mang theo sự biết ơn.

Chuyên gia nghiên cứu hành vi Vanessa Van Edwards khuyên rằng không nên đưa ra bất cứ lời bào chữa nào khi bạn từ chối một lời mời, “nói cám ơn và chỉ cần nói “mình không đến được”, bà Van Edwards nói.

Nếu rơi vào tình huống đó, chuyên gia về phép ngoại giao Rosalinda Oropeza Randall lại khuyên bạn nên nói: “Tối nay mình không thể tham gia được. Mình rất tiếc”. Theo cách đó, bạn sẽ dễ được cảm thông hơn.

Phần mềm Autocorrect thay đổi một từ trong tin nhắn của bạn sang một ý nghĩa không phù hợp

Ảnh Getty Images
 Ảnh Getty Images

Đây là tình huống xảy ra thường xuyên với rất nhiều người. Người nhận được tin nhắn vẫn có thể hiểu được ý bạn muốn nói, nhưng nếu không muốn tình huống này lặp lại, bạn cũng có thể có một số cách giải quyết, USA Today cho biết.

Một cách giải quyết đó là tắt tính năng autocorrect trong phần cài đặt iPhone. Cách thứ 2 là cài đặt lại từ điển bàn phím của bạn, cũng trong phần cài đặt điện thoại, vì thế bạn có thể “thay đổi lại” tính năng autocorrect theo ý thích của mình.

Người mà bạn đang quan tâm tìm hiểu vẫn thường xuyên vào các ứng dụng hẹn hò trực tuyến

Ảnh Shutterstock
Ảnh Shutterstock 

“Thậm chí nếu như bạn sẽ không xuất hiện trên ứng dụng hẹn hò của mình nữa, thì việc bạn tiếp tục để ứng dụng đó trên điện thoại sẽ gây ra sự tò mò và đôi khi lại muốn vào, và ứng dụng hẹn hò đó vẫn cứ ở trên điện thoại của bạn có thể càng làm mất niềm tin trong mối quan hệ của bạn”, chuyên gia hẹn hò trực tuyến Damora Hoffman cho tờ Bustle biết.

“Các ứng dụng đó phải xóa ngay khi bạn xác định thấy mình phải chấp nhận và bạn sẽ không hẹn hò bất cứ người nào khác nữa”, ông Hoffman nói.

Tự hỏi làm thế nào để có những cuộc trò chuyện “riêng tư”?

Andrea Syrtash, tác giả của cuốn sách “It’s Okey to Sleep With Him on the First Date”, trước đây từng cho tờ Business Insider biết rằng bạn nên nói những câu đại loại như: “Em thực sự muốn giành thời gian bên anh và em thích có nhiều thời gian bên anh hơn. Em sẽ không thích anh ngủ với người khác, và em thấy rằng chúng ta lúc này có thể ngủ với nhau. Anh cảm thấy như thế nào?”

Bạn vô tình gửi một tin nhắn nói xấu đến người mà bạn đang nói chuyện cùng

Ảnh Flickr
Ảnh Flickr 

Một khi đã gửi đi, bạn phải chấp nhận điều đó. Nhưng để tránh làm ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ bạn bè sau này, bạn phải luôn kiểm tra cẩn thận người nhận trước khi gửi bất cứ tin nhắn nào.

Trong Gmail, bạn có thể bật tính năng “undo send” trong phần cài đặt, vì thế nếu có lỡ tay gửi thì bạn còn có cơ hội lấy lại.

Vô tình thích một bức ảnh cũ của người yêu cũ trên Instagram vì thế họ biết là bạn vẫn còn theo dõi họ trên mạng xã hội này

Ảnh Flickr
Ảnh Flickr 

Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy xấu hổ vì luôn theo dõi người yêu cũ trên mạng xã hội.

“Về cơ bản chúng ta thường thấy thích thú với chính mình, và người yêu cũ là một phần của cuộc sống chúng ta trước đây”, tiến sỹ Jennifer Freed, một chuyên gia về hành vi gia đình, cho tờ Bustle biết.

Nhưng sai lầm này có thể là một sự cảnh tỉnh rằng bạn cần phải dừng ngay việc theo dõi người yêu cũ trên mạng xã hội.

Chuyên gia hẹn hò trực tuyến và là người hướng dẫn về hẹn hò Julia Spira cho tờ Vice biết rằng điều này giúp chúng ta tìm thấy một trách nhiệm cho bản thân. Và bà Laura Yates, chuyên gia hỗ trợ những người mới chia tay người yêu và những người thất tình cho biết điều quan trọng là bạn phải đặt ra mục tiêu không vào hồ sơ của người yêu cũ trong một ngày và từ từ tăng dần thời gian đó lên.