7 sự thật về cơ chế điều hướng của Google Maps ít ai biết

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Google Maps là một trong những ứng dụng bản đồ phổ biến nhất thế giới, từ việc giúp người dùng tìm đường đến phân tích tình trạng giao thông, thiết lập lộ trình. Dưới đây là 7 điều bạn có thể chưa biết về những công nghệ Google Maps đã sử dụng.
Ảnh: Gadgets Now
Ảnh: Gadgets Now

1. Google Maps xử lý dữ liệu vị trí của tất cả người dùng để cung cấp chi tiết về tình hình giao thông theo thời gian thực

Google Maps sử dụng một số thuật toán để tổng hợp vị trí của tất cả người dùng trong khu vực, nhờ đó nắm được mật độ giao thông trong thời điểm hiện tại. Thống kê về tình hình giao thông sẽ được hiển thị trực tiếp trên ứng dụng khi người dùng truy cập.

2. Google ghi và lưu trữ dữ liệu về tình hình giao thông tại một khu vực để đưa ra dự đoán

Giải thích về điều này, Google dùng toàn bộ dữ liệu giao thông trong cùng khung giờ tại cùng địa điểm. Qua phân tích và phán đoán, ứng dụng có thể đưa ra những dự đoán về tình hình giao thông trong tương lai gần.

Ảnh: Gadgets Now
Ảnh: Gadgets Now

3. Google hợp tác với công ty DeepMind để cải thiện dự đoán thời gian di chuyển

DeepMind là một phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu AI của Alphabet – công ty mẹ của Google. Google Maps đã hợp tác với đơn vị này để sử dụng một kiến trúc học máy có tên “Graph Neural Networks”, nhằm mục đích đưa ra các dự đoán với độ chính xác cao hơn khi người dùng tìm đường qua ứng dụng.

4. Google Maps sử dụng cơ sở dữ liệu trong hơn 13 năm để cung cấp thông tin chi tiết về giao thông

Google Maps tổng hợp và phân tích dữ liệu bản đồ của hơn 13 năm trước, từ đó cung cấp dữ liệu giao thông và dự đoán lưu lượng phương tiện trong thời điểm nhất định.

5. Google Maps xem xét chất lượng đường phố để cung cấp dự đoán ETA và đề xuất lộ trình

Google phân tích các dữ liệu vệ tinh để nhận định chất lượng hạ tầng giao thông trước khi đề xuất lộ trình cho người dùng. Dựa trên những chi tiết này, Google Maps có thể đưa ra các thông tin tương đối về ETA (Estimated Time of Arrival – thời gian dự kiến đi hết lộ trình) và gợi ý tuyến đường tối ưu nhất.

Ảnh: Gadgets Now
Ảnh: Gadgets Now

6. Google Maps sử dụng AI để đề xuất lộ trình có mật độ giao thông thấp

Trong giờ cao điểm, Google Maps sẽ sử dụng thuật toán phân tích và so sánh mật độ giao thông thời gian thực tại các tuyến đường khác nhau. Dựa vào đó, ứng dụng sẽ gợi ý những giải pháp để người dùng có thể di chuyển nhanh nhất.

7. Google Maps liên tục sử dụng học máy để dự đoán điều kiện giao thông khi người dùng tìm kiếm địa điểm

Nhờ công nghệ học máy, ứng dụng Google Maps tự động dự đoán tình trạng giao thông từ vị trí của người dùng đến địa điểm tìm kiếm. Nhờ đó, người dùng có thể ước tính thời gian và chọn tuyến đường phù hợp.

Theo Gadgets Now