7 mô hình kinh doanh kỹ thuật số phổ biến

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo hãng CloudFlight, nhiều công ty thành công hiện nay đang áp dụng một trong 7 mô hình kinh doanh kỹ thuật số phổ biến.
7 mô hình kinh doanh kỹ thuật số phổ biến theo CloudFlight
7 mô hình kinh doanh kỹ thuật số phổ biến theo CloudFlight

1. Subcription (Thuê bao)

Mô hình thuê bao phù hợp với các bên cung cấp dịch vụ phần mềm, giải trí, vận chuyển... khi bạn muốn khách hàng đóng tiền hàng tháng/năm. Ví dụ điển hình như các dịch vụ của Netflix, Spotify, Salesforce, Adobe...

2. On-demand (Cung cấp theo yêu cầu)

Mô hình này sẽ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi họ thực sự cần đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Grab, Baemin... là những công ty điển hình cho mô hình này.

3. 3. Peer-to-Peer (Dịch vụ chia sẻ ngang hàng)

Mô hình chia sẻ ngang hàng phù hợp với các chợ điện tử, nơi đầu mối trung gian giữa người mua và người bán, người bán có thể là các cá nhân bất kỳ, không nhất thiết phải là shop hay doanh nghiệp. VD: Ebay, AirBnB...

AirBnB là mô hình kinh doanh chia sẻ ngang hàng

AirBnB là mô hình kinh doanh chia sẻ ngang hàng

4. E-commerce/marketplace (Thương mại điện tử)

Thương mại điện tử là mô hình mà các nhà cung cấp mang sản phẩm của mình lên một nền tảng trực tuyến và để cho nền tảng này phân phối sản phẩm đến người mua. Đa số sàn thương mại điện tử quản lý chặt chẽ các nhà phân phối và có mức phí cao hơn các trang web peer-to-peer nên rủi ro cho người mua cũng phần nào được giảm bớt.

5. Ecosystem (Hệ sinh thái)

Mô hình hệ sinh thái mang lại những người dùng trung thành và lâu dài cho doanh nghiệp. Sự liên kết chặt chẽ giữa các phần mềm và phần cứng trong cùng một hệ sinh thái sẽ mang lại trải nghiệm mượt mà và ấn tượng cho người dùng. Có thể kể đến các hệ sinh thái nổi bật hiện nay như Apple, Samsung,...

6. Freemium (Trả tiền sau thời gian dùng thử)

Đây là mô hình lai giữa dịch vụ miễn phí và dịch vụ cao cấp (trả tiền). Khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn miễn phí vô thời hạn hoặc trong một khoảng thời gian nhất định nhưng sẽ bị hạn chế về tính năng và trải nghiệm. Khách hàng buộc phải trả tiền để có những đặc quyền và trải nghiệm cao cấp hơn. Hầu hết các phần mềm/game mobile hiện nay đều sử dụng mô hình này và gần đây thì ngay cả Netflix cũng chuyển sang mô hình này khi ra mắt free tier cho mọi khách hàng với số lượng phim hạn chế hơn so với người dùng trả tiền.

7. Hidden revenue through data (Lợi nhuận từ dữ liệu)

Doanh thu không chỉ đến từ những giao dịch trực tiếp mà còn có thể đến từ dữ liệu khách hàng. Kể cả khi bạn cung cấp những sản phẩm dịch vụ hoàn toàn miễn phí thì bạn vẫn có thể kiếm được tiền nhờ vào sở thích và hành vi của người dùng. Có rất nhiều cách để làm điều này nhưng chúng đòi hỏi một nền tảng công nghệ tốt và một chiến lược quản lý và khai thác dữ liệu thực sự hiệu quả. Một số hình thức kiếm tiền từ mô hình kinh doanh này là: in-app ad, refferal, affiliate...

Lựa chọn một trong số các mô hình kinh doanh nói trên cho doanh nghiệp của bạn là điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng bạn cần nắm bắt rõ đặc điểm của từng mô hình thì mới có thể áp dụng thành công. Thậm chí bạn có thể áp dụng kết hợp từ 2 mô hình trở lên. Bạn cần phải có hiểu biết và mạnh dạn thì mới có thể giành chiến thắng.