7 loại vũ khí của Nga khiến phương Tây “khiếp đảm”

VietTimes -- Trong giai đoạn đối đầu căng thẳng giữa Nga và phương Tây, đặc biệt ở Ukraine và Trung Đông, các chuyên gia dự kiến mâu thuẫn Nga - NATO sẽ kéo dài. Tạp chí We Are The Mighty Mỹ công bố danh sách các loại vũ khí, khí tài quân sự  Nga khiến giới quân sự phương Tây “khiếp đảm”.
7 loại vũ khí của Nga khiến phương Tây “khiếp đảm”

Tàu ngầm nguyên tử

Hiện nay, ngoài việc đóng các loại tàu ngầm thế hệ thứ 4, Nga đang thực hiện kế hoạch đóng tàu ngầm nguyên tử thế hệ tiếp theo (thế hệ thứ 5). Theo kế hoạch của Bộ tư lệnh lực lượng Hải quân Nga, tàu ngầm tương lai có thể đồng bộ hóa các hoạt động tác chiến của mình với các máy bay không người lái (UAV) và các phương tiện tác chiến đường không khác.

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia Nga trên biển có 3 tàu ngầm nguyên tử chiến lược dự án 955 lớp “Borei” đó là “Yury Dolgoruky”, “Alexander Nevsky” và “Vladimir Monomakh”.

 Đến cuối năm 2020, thêm 5 chiếc tàu ngầm lớp này sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga. Lớp tàu ngầm này có kết cấu rất độc đáo: thân tàu được đóng bằng thép cường lực có độ dày đến 48 mm, được phủ lớp vật liệu chuyên dụng hấp thụ thủy âm. Đặc tính này kết hợp với việc trang bị các động cơ nguyên tử có có độ ồn rất thấp giúp “Borei” có khả năng “tàng hình” trước các hệ thống tìm kiếm, phát hiện và theo dõi tàu ngầm của đối phương.

Ngoài lớp tàu ngầm “Borei”, hiện nay Hải quân Nga  đang có trong biên chế các tàu ngầm dự án 885 lớp “Yasen”. Tại thời điểm này, 1 tàu ngầm lớp “Yasen” này đã được đưa vào biên chế trong trang bị hải quân và dự kiến đến năm 2020 Hải quân Nga sẽ có trong biên chế 8 chiếc.

Tàu ngầm nguyên tử “Yury Dolgoruky” trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược Bulava

Đây là nhóm tàu ngầm nguyên tử được trang bị tên lửa hành trình đa nhiệm khi đưa vào biên chế. Các chuyên gia quân sự nước ngoài xôn xao bình luận  và dự đoán về mục đích đóng lớp tàu ngầm này của Nga. Họ không biết Nga sẽ sử dụng các tàu ngầm này để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gì?

Những chiếc tàu ngầm thế hệ thứ 4 của Nga được đóng theo các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến nhất và chúng đang trở thành những chiến hạm “không có đối thủ” trên nhiều phương diện so với các loại tàu ngầm tương đương của phương Tây.

Tuy nhiên, tinh thần của người Nga không cho phép thỏa mãn với những gì mà lực lượng vũ trang đang có trong biên chế. Các nhà khoa học Nga tiếp tục bắt tay vào thực hiện các dự án mang tầm chiến lược đi trước thời gian trong lĩnh vực tàu ngầm.

Năm 2014, 2 công dân Nga có uy tin - Tổng Giám đốc – Viện trưởng Viện Thiết kế Trung tâm “Rubin” Igor Villeneuve và Tư lệnh lực lượng Hải quân Nga Viktor Chirkov tuyên bố, Nga bắt đầu triển khai đóng tàu ngầm thế hệ thứ 5.

Tên lửa siêu thanh

Mặc dù “đứa con chung” của Nga và Ấn Độ – tên lửa đối hạm BrahMos chưa được công bố là thử nghiệm thành công và đưa vào biên chế, dự án đầy tham vọng có tính khả thi rất cao. Tên lửa Yu-71 hoàn toàn có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không của đối phương do tốc độ siêu thanh của tên lửa đạt đến 11.200 km/h. Vụ phóng thử nghiệm tên lửa BrahMos được thực hiện vào năm 2001.

Nguyên mẫu cơ sở căn bản của BrahMos là tên lửa hành trình P-800 “Yakhont” của Liên Xô. BrahMos có khả năng tăng tốc đến 900m/s và có thể lắp đặt trên hầu hết loại tàu ngầm, tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển, máy bay tiêm kích và cường kích mang bom.

Tên lửa siêu thanh cơ động cao Yu-71 thực sự trở thành một nỗi kinh hoàng đối với NATO do có thể mang đầu đạn hạt nhân bay với tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh 10 lần. Đây là một dự án tuyệt mật, nhưng theo một số nguồn tin không kiểm chứng, Yu-71 phải được biên chế vào hệ thống vũ khí trang bị Quân đội Nga trước năm 2025.

Thử nghiệm tên lửa BrahMos năm 2015

Máy bay ném bom chiến lược

Ngay từ năm 2009, Nga đã bắt đầu chế tạo nguyên mẫu máy bay ném bom đơn nhất để thay thế các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và Tu-95MS trong tương lai.

Công ty Cổ phần đại chúng Tupolev được giao đảm nhiệm sứ mệnh này, điều đó có nghĩa là có thể  hy vọng xuất hiện “một huyền thoại” máy bay ném bom chiến lược mới cho không quân Nga.

Tương tự như dự án BrahMos, những thông tin về dự án rất ít. Theo một số nguồn tin, động cơ của máy bay ném bom mới sẽ là sự kế thừa từ động cơ phản lực của  Tu-160 “Thiên Nga trắng” ( động cơ của Tu-160 sau nâng cấp).

Máy bay ném bom sẽ được chế tạo theo sơ đồ “cánh bay” và có tốc độ cận âm. Theo kế hoạch triển, nhà sản xuất chú trong tăng cường thời gian bay nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần thám. Trong khoang  PAK DA ( chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến lược mới) có thể mang theo kho vũ khí khủng, trong đó có thể lắp đặt cả tên lửa hành trình siêu thanh mới.

Một điều thú vị là dự án PAK DA sẽ được thực hiện đồng thời với việc tái khởi động dây chuyền sản xuất huyền thoại Tu-160 :Thiên Nga trắng. Tiến trình chuyển vào biên chế các máy bay ném bom mới dự kiến sẽ được tiến hành muộn nhất vào cuối năm 2020.

Khí tài tác chiến điện tử

Trong thập kỳ  qua, Quân đội Nga đã tiếp nhận hàng chục thiết bị kỹ thuật tác chiến điện tử mới: “Rychak”, “Vitebsk”, “Altaian”, “Zoopark”... Theo kế hoạch, trước năm 2020, hơn 2/3 trang thiết bị kỹ thuật trong biên chế của bộ đội tác chiến điện tử Nga sẽ được nâng cấp.

Bài báo bình luận: “Các phương tiện tác chiến điện tử mới cho phép Nga có được ưu thế vượt trội trước mọi loại tên lửa của NATO.  Trong tình huống bị tấn công, tổ hợp tác chiến điện từ sẽ bóp nghẹn tuyến phòng thủ của đối phương”.

Hệ thống phòng không

S-500 “Prometheus” hệ thống tên lửa phòng không Nga được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa hành trình siêu thanh, UAV, máy bay siêu thanh, vệ tinh và các trạm không gian trên quỹ đạo. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, S-500 sẽ được đưa vào biên chế cho quân đội Nga. Theo bài viết tạp chí , S-300 hiện nay đang được trang bị cho lực lượng phòng không Quân đội Nga, giai đoạn tới S-500 có thể sẽ thay thế tổ hợp tên lửa nổi tiếng này. Theo thiết kế,  S-500 có thể tiêu diệt cùng lúc đến 10 tên lửa đạn đạo.

Vũ khí laser

Sự phát triển vũ khí laser ở Nga được triển khai trên  “phòng thí nghiệm bay” A-60, được chế tạo từ thời Liên Xô và hiện nay đang được các nhà khoa học Nga điều khiển. A-60 được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải quân sự IL-76MD. Thiết bị laser  Skif-D lắp đặt trên “Phòng thí nghiệm bay” A-60 là phiên bản nâng cấp giảm nhẹ trọng lượng và hoàn thiện của nguyên mấu Skif – DM, theo kế hoạch từ thời Liên Xô được đưa lên trạm vệ tinh không gian.

Theo Tạp chí Mỹ, chương trình nghiên cứu vũ khí laser của Nga đang trong giai đoạn phát triển tương đương vói tiến trình phát triển của Mỹ. Tất cả các nghiên cứu được bảo mật chặt chẽ, nhưng nhiều thông tin cho rằng vũ khí laser của Nga có khả năng tiêu diệt các máy bay cường kích,máy bay không người lái và máy bay tiêm kích của đối phương.

Từ năm 2005, “phòng thí nghiệm bay” A-60 của Nga lại được đưa vào thử nghiệm trong khuôn khổ một chương trình mới mang tên “Falcon Echelon” hoàn toàn bí mật. Năm 2009, tia laser được phóng ra từ nguồn phát trên A-60 đã tiêu diệt thành công mục tiêu giả định bay ở độ cao 1.500 km so với mặt đất.

Ngoài các mục tiêu trong không gian,  nguồn phát laser của “phòng thí nghiệm bay” A-60 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không tầm thấp, như máy bay và các tên lửa đạn đạo của đối phương. Hiện nay, “phòng thí nghiệm bay A-60” vẫn đang tiến hành các thử nghiệm khác nhau và hiện đại hóa.

Tàu sân bay

Trả lời phỏng vấn, Tư lệnh trưởng Lực lượng Hải quân Nga phụ trách về vũ khí trang bị Victor Bursuc cho biết:  Nga dự định đóng tàu sân bay, về nguyên tắc là một chiến hạm nổi thế hệ mới có lượng choán nước siêu lớn. Tàu sân bay sẽ xuất hiện không sớm hơn những năm 2030. Theo nguồn tin được đăng trên nhiều báo Nga, lượng giãn nước của chiến hạm - tàu sân bay mới sẽ lớn hơn 50.000 tấn, trên boong tàu có thể biên chế đến 80 máy bay tiêm kích Không quân Hải quân. Tàu sân bay có thể được trang bị động cơ nguyên tử cho phép tăng dự trữ hải trình độc lập.

Các chuyên gia cho rằng, dự án thiết kế tàu sân bay mới sẽ được hoàn thành trước năm 2018 và nếu được thông qua, tàu sân bay mới này sẽ thay tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov”.

 HH