|
Ảnh: CIO |
Robert F. Kennedy đã từng nói, “Chỉ những người dám thất bại thảm hại mới có thể đạt được thành công ngoài sự mong đợi”, điều này có thể giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp khi gặp phải hàng tá sự cố trong quá trình chuyển đổi số của họ.
Có hàng loạt các lý do tại sao các sáng kiến kỹ thuật số lại không thể áp dụng thành công trên từng doanh nghiệp cụ thể. Điều này bao gồm cả những sai lầm về con người và công nghệ. Marty Boos, Giám đốc điều hành của thị trường bán vé sự kiện StubHub, cho biết, thông thường trong khi các doanh nghiệp đang bận rộn chuyển đổi số, họ vẫn phải điều hành một công việc kinh doanh và đôi khi, điều này khiến quá trình chuyển đổi của họ gặp nhiều trắc trở. Dưới đây là 6 cách để cứu vãn khi việc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Bắt tay vào chuyển đổi
Để thành công trong quá trình chuyển đổi số, bạn phải sẵn sàng vượt lên phía trước, phá bỏ mọi rào cản.
McNabb nhớ lại khi làm việc với một công ty lập kế hoạch tài chính lớn, ông đã thừa nhận rằng đây là một “kẻ tụt hậu” trên thị trường. Các quan chức của công ty sợ triển khai các công nghệ mới cho đến khi họ thấy các đối thủ của mình đang dần sử dụng chúng. “Khi bạn thấy cần phải chuyển đổi hãy ngay lập tức bắt tay dọn dẹp "ngôi nhà: của mình”.
Đào tạo lại nhân viên
Việc chuyển đổi có thể gây khó khăn trong những bước đầu cho chính nhân viên của bạn. Hãy theo dõi tác động của sự chuyển đổi nếu không chiến lược số hóa của bạn có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Ari Lightman, giáo sư tiếp thị và truyền thông số tại Đại học Carnegie-Mellon cho biết: “Doanh nghiệp cần phải hiểu cách nhân viên, khách hàng sử dụng những công nghệ mới, từ đó liên tục thay đổi và khiến chúng trở nên hữu dụng nhất". “Doanh nghiệp cần phải cho họ thời gian để hiểu công nghệ và sử dụng nó cũng như thấy được những giá trị mới mà việc chuyển đổi này đem lại”.
Đôi khi, doanh nghiệp áp dụng việc chuyển đổi số tuy nhiên không đào tạo lại nhân viên, giúp họ hiệu được giá trị mà những công nghệ mới đem lại. Điều này khiến chiến lược của bạn có thể dẫn đến thất bại.
Cẩn thận với các "bẫy công nghệ"
Mặc dù công nghệ là trung tâm, cốt lõi của mọi chiến dịch chuyển đổi số tuy nhiên điều này cũng có thể khiến các doanh nghiệp dễ dàng đánh "chất" riêng thay vào đó họ tập trung quá nhiều vào công nghệ.
McNabb cho biết, các chiến lược chuyển đổi số không nên chỉ được coi là các dự án hỗ trợ công nghệ và không nên chỉ dựa vào CNTT. “Các doanh nghiệp thường nghĩ rằng chuyển đổi số hoàn toàn là sự hỗ trợ công nghệ và họ cho rằng việc chuyển đổi số hoàn toàn dựa vào công nghệ thông tin”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể chỉ tập trung vào việc triển khai công nghệ thông tin mà hệ sinh thái của họ cũng cần được mở rộng”.
George Westerman, nhà khoa học nghiên cứu chính của Sáng kiến MIT về Kinh tế số cho rằng việc tập trung vào công nghệ có thể hướng khát vọng về những gì công nghệ có thể làm (ví dụ: di động, dữ liệu lớn và thực tế ảo) hơn là những gì một doanh nghiệp chuyển đổi sẽ trông như thế nào.
Nhận thức được các vấn đề tồn đọng
Để chiến lược chuyển đổi số trở lại đúng hướng trước hết đòidoanh nghiệp cần hiểu rõ các vấn đề tồn động. Các chỉ số KPI kỹ thuật số có thể giúp các doanh nghiệp phát hiện được những vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi một cách sớm nhất. Từ đó có thể dễ dàng đưa ra các kế hoạch mới nhằm khắc phục vấn đề này.
Ben Ninio, trưởng bộ phận kỹ thuật số của công ty nông nghiệp toàn cầu Syngent, cho biết: “Chúng tôi sử dụng quy trình kế toán đổi mới để xác định rõ các KPI phù hợp trước khi bắt đầu chiến dịch chuyển đổi số, điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra các vấn đề phát sinh".
Ông cho biết thêm, việc xác định rõ được vấn đề đã giúp nhóm của ông dễ dàng tìm ra hướng giải quyết và giúp việc chuyển đổi số trở nên đơn giản hơn đáng kể.
Trở nên thực tế
Đôi khi việc kì vọng quá nhiều vào sự thành công, những gái trị lớn lao mà việc chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp cũng khiến các kế hoạch, quá trình này dần trở nên phi thực tế.
McNabb nói: “Hãy từ bỏ việc cố gắng trở thành tất cả mọi thứ thay vào đó hãy cố gắng đổi mới bản thân theo những cách mà mình có thể thực hiện được".
Biết khi nào nên dừng lại
Đôi khi một một dự án khó khăn có thể chiến lược đó đã đi đến "ngõ cụt" và những vấn đề gặp phải nay khó có thể tháo gỡ. Thậm chí ngay cả những chiến lược nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng thất bại khi bắt tay vào chuyển đổi. Lúc này, những gì doanh nghiệp cần làm là nhanh chóng nhận ra, dừng hoạt động dự án và lên kế hoạch, vạch ra những hướng đi mới.
Theo CIO