5 chiến lược ảnh hưởng tới Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

VietTimes -- Tác giả James Jay Carafano* phân tích và đưa ra 5 chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ để có thể thực thi được ý tưởng của tổng thống Donald Trump về một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Ông Obama đã đề cập tới việc xoay trục sang Châu Á. Còn ông Donald Trump đã khiến Châu Á xoay trục về phía Hoa Kỳ.

Trong hai năm qua, ông Trump đã có rất nhiều hành động để gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Đã có một khởi đầu tốt và nhanh chóng. Nhưng cuộc đua Ấn Độ - Thái Bình Dương là một cuộc đua đường trường, không phải một cuộc thi chạy nước rút. 

Washington cần thực sự nghiêm túc nghĩ về cách Hoa Kỳ có thể duy trì chiến lược khu vực dài hạn, qua năm 2020. Mục tiêu rất đơn giản. Bắc Kinh phải tôn trọng Hoa Kỳ như một quyền lực đáng gờm ở Châu Á – và thừa nhận rằng Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi khu vực. Và những điều Hoa Kỳ thực hiện tại Châu Á là một phần của chiến lược tổng thể để ổn định những khu vực chính trên thế giới và đảm bảo sự tự do chung trên (không, biển, không gian vũ trụ, không gian mạng) điều đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia. 

Những thông điệp hỗn hợp

Chắc chắn, việc nhóm của ông Trump ra khỏi các khối hiệp ước, tạo ra câu hỏi về chính sách của Hoa Kỳ với hầu hết các nước Châu Á. Nhiều người thấy việc Nhà Trắng đưa Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP] là một tín hiệu cho sự thoát ly. Công bằng mà nói đối với chính quyền Hoa Kỳ, TPP đã chết ngay từ lúc khởi đầu. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, bà Hillary Clinton đã tuyên bố rằng bà sẽ không ủng hộ thỏa thuận thương mại. Đồng thời Quốc hộ đã đưa ra những tín hiệu rõ ràng rằng họ sẽ không thông qua luật cho phép thực thi TPP. Nhưng khi Trump đơn giản chôn đi một hiệp định đã chết, ông đã thất bại trong việc hứa sẽ thay thế nó bằng một thỏa thuận tốt hơn. 

Mặt khác, chính quyền cũng rất rõ ràng trong trong chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Washington không có ý định nhượng lại không gian ở Châu Á. Sau đó, Hoa Kỳ đã tham gia với các quốc gia có cùng chí hướng trong việc tán thành khái niệm về một “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Bất kỳ đánh giá khách quan nào cũng phải kết luận rằng Hoa Kỳ đang rút lui.  

Trong hai năm đầu, ba vấn đề khu vực được Washington chú ý nhất là: Afghanistan, Triều Tiên và Trung Quốc.

Tháng 8.2017, tổng thống Mỹ đã công bố chiến lược cho Afghanistan. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ người dân Afghanistan bởi điều này đi theo 2 lợi ích tự thân [của chính Hoa Kỳ]: Đảm bảo đất nước này không một lần nữa trở thành một thánh địa và nền tảng cho chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, và khiến những cuộc xung đột không trở thành nguồn gốc của sự bất ổn ở khu vực Nam Á. Đó là một quá trình hành động đúng đắn. Trong khi, vẫn còn phải chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán đang diễn ra với Taliban và sự điều chỉnh hiện diện quân sự của Hoa Kỳ, những hành động trên đang được thực hiện trong bối cảnh chiến lược hiện có. Đây là một quá trình khôn ngoan mà Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục. 

Hoa Kỳ có hai lợi ích cốt lõi liên quan tới Triều Tiên: ngăn chiến tranh ở Đông Bắc Á và bảo vệ vùng nội địa Hoa Kỳ chống lại việc đe dọa hạt nhân hoặc sự tấn công của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Để theo đuổi những lợi ích này, chính quyền Hoa Kỳ đã đưa ra một chiến dịch gây áp lực – một sự pha trộn giữa răn đe hạt nhân và răn đe thông thường, phòng thủ tên lửa và các lệnh trừng phạt nặng. Ngoài ra, chính quyền Hoa Kỳ đã mở một chiến dịch ngoại giao nhằm bình thường hóa mối quan hệ để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa. 

Kết quả các cuộc đàm phán này vẫn là một câu hỏi mở. Tuy nhiên, miễn là Hoa kỳ vẫn giữ những chiến dịch gây áp lực này, lợi ích của chúng ta sẽ được bảo vệ. Chắn chắn, còn nhiều việc cần được thực hiện trên mặt trận ngoại giao. Nhưng nếu đạt được “sự phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng”, nó sẽ đánh dấu một bước tiến đáng kể về hòa bình và an ninh tại Đông Bắc Á. 

Chắc chắn rằng, trọng tâm chính của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã trở thành Trung Quốc. Cách tiếp cận truyền thống của Hoa Kỳ là nếu có thể, sẽ tìm kiếm các phạm vi có thể thích nghi và hợp tác với Bắc Kinh và tránh việc đối đầu. Ông Trump đã đảo ngược cách tiếp cận này. Hoa Kỳ hiện chủ ý tìm kiếm các điểm tranh chấp về mặt quân sự, an ninh, ngoại giao và kinh tế. Hoa Kỳ tổ chức thực hiện tập trận tuần tra vì tự do hàng hải trên Biển Đông; đối đầu với Bắc Kinh về hàng rào thuế quan, yêu cầu nghiêm túc đàm phán thương mại và chỉ trích BRI của Trung Quốc. Bằng cách thách thức Trung Quốc theo những phương diện này, chính quyền Hoa Kỳ nhắm vào việc buộc Bắc Kinh công nhận lợi ích của Washington và theo đó đạt được mối quan hệ ổn định hơn giữa hai cường quốc.

Sức mạnh của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã dừng việc lặp lại chiến lược cần thực thi trong vài năm qua. Không để mất năng lực của mình và nhấn mạnh vào chiến lược hiện tại là bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại Châu Âu và Trung Đông, Washington cần phải bắt đầu cuộc chơi của mình tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng trong cuộc cạnh tranh dài hạn này, Bắc Kinh sẽ đơn giản là không thể thắng.

Dưới đây là các bước quan trọng tiếp theo cần thực hiện. 

Kết tình bằng hữu với các nước láng giềng

Xử lý vấn đề Trung Quốc theo cách để bảo vệ được lợi ích của Hoa Kỳ và duy trì các giá trị chung mà tất cả các quốc gia nên tôn trọng có thể được thực hiện mà không cần tới Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ cũng không thể tự mình thực hiện điều đó. Chúng ta cần các liên minh và đối tác chiến lược mạnh mẽ trong khu vực. Chúng ta cần làm nhiều hơn, và những bằng hữu của chúng ta cũng cần thực hiện điều đó. Chúng ta đã có một vài thỏa thuận chia sẻ chi phí với những đồng minh lớn nhất trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Washington cần tiếp cận các cuộc đàm phán này với tính xây dựng. Thêm vào đó, có những quốc gia (như Bangladesh) mà sẽ không trở thành đối tác của chúng ta, nhưng muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ và các đồng minh để cân bằng với Bắc Kinh. Đó là một điều vô cùng quan trọng. Một số nước – như các đảo quốc trên Thái Bình Dương, khá nhỏ, nhưng có ý nghĩa chiến lược. Chúng ta cũng cần những nguồn lực ngoài khu vực, như Châu Âu, có sự hiện diện khá lớn nhưng thiếu tính chiến lược để đáp ứng các mục tiêu chung rõ ràng của chúng ta.

Xây dựng một Kiến trúc Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa

Chúng ta sẽ không bao giờ là có một NATO Thái Bình Dương, và chúng ta không cần nó. Nhưng cái đang có hiện tại thì không đủ. Hệ thống lãnh đạo Đông Nam Á rất tốt. Chúng ta nên tôn trọng điều đó-nếu không có lý do gì khác ngoài nhiều quốc gia mà chúng ta đang tìm cách làm việc cùng coi điều đó rất giá trị. Và khi chúng ta không tôn trọng điều đó [hệ thống lãnh đạo ASEAN], các quốc gia khác sẽ bước vào để chứng minh sự tương phản.

Nhưng chúng ta cũng không thể trông mong vào Đông Nam Á. Bộ Tứ (Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ) cung cấp một mạng lưới bao quát không chính thức quan trọng. Điều này nên được xem như đỉnh vòm của một ma trận của các hiệp định khung 3 bên và song phương 2+2 (các thảo luận giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao). Điều đó đủ để đạt được các đồng vận quan trọng cần thiết, như xây dựng nhận thức tình huống hàng hải chung.

Thúc đẩy tự do kinh tế

Hoa Kỳ phải ra mặt trên mặt trận này, khuyến khích tự do hóa kinh tế trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Chúng ta có thể làm điều đó thông qua các thỏa thuận song phương, nếu chính quyền và Quốc hội thích đi theo con đường đó. Điều này đặt ưu tiên đặc biệt cao trong việc tiến đến ký kết thỏa thuận Hoa Kỳ-Nhật Bản và một thỏa thuận với Đài Loan, cũng như tìm kiếm các đối tác khác. Điều này cũng làm cho sự tham gia và cải cách WTO trở thành ưu tiên cao.

Các vấn đề như cuộc đua 5G và Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đặt ra rủi ro chính đáng cho lợi ích và quốc phòng của Hoa Kỳ. Nhưng trong việc giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần phải hạn chế sự tự do kinh tế vượt quá những gì cần thiết cho an ninh quốc gia. Với cái nhìn dài hạn, chúng ta muốn một thế giới được tạo thành từ các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương cạnh tranh với nhau mà chủ yếu là gây chiến với nhau, hay các quốc gia có tính chất trao đổi tự do và hòa bình? 

Củng cố những mối quan hệ đặc biệt

Ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cần có hai bên là Đài Loan và Ấn Độ, để gửi thông điệp mũi nhọn cần thiết tới Trung Quốc. Đài Loan là chim hoàng yến trong mỏ than. Mối đe dọa mà họ phải đối mặt từ phía Trung Quốc trên khắp các lĩnh vực – ngoại giao, an ninh và kinh tế - đã tăng lên trong vài năm qua. Năm thứ 40 kể từ khi ra đời Đạo luật Quan hệ Đài Loan, chúng ta cần giúp họ tự bảo vệ mình và có thể đưa ra quyết định về tương lai của riêng mình. Điều này có nghĩa chúng ta bán cho Đài Loan vũ khí cần thiết cho quốc phòng và hỗ trợ họ về mặt ngoại giao. Nếu Đài Loan không thể dựa vào Hoa Kỳ thì cũng không ai có thể.

Ấn Độ không phải là đồng minh nhưng là nước quan trọng nhất trong khu vực về mặt dài hạn. Mọi thứ tiến lên một cách chậm rãi với Ấn Độ. Với việc nhìn thấy lợi ích chung của chúng ta và phóng chiếu ra, thì có mặt tích cực lớn trong mối quan hệ giữa hai nước và sự ổn định khu vực. Chúng ta có thể không bao giờ coi Ấn Độ là đồng minh chính thức, nhưng điều đó rất gần với điểm mấu chốt. Sẽ không có một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa nếu Ấn Độ và Hoa Kỳ không trở thành đối tác chiến lược.

Thực thi sự hiện diện quân sự ở thời điểm hiện tại

Khi còn là bộ trưởng quốc phòng, Jim Mattis đã đưa ra một khái niệm mà ông gọi là “Triển lực lượng cơ động”. Mục đích là phát triển các phương tiện tốt hơn để nhanh chóng đưa một lực lượng quân hạn chế đến nơi cần thiết. Lực lượng này sẽ không được cắt giảm ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Quân đội Hoa Kỳ không đủ để đặt chân lên toàn cầu, và Trung Quốc biết điều đó. Điều duy nhất khiến Bắc Kinh phải để tâm là khi Hoa Kỳ có năng lực nhiều hơn trên chiến trường.

Điều gì đáng làm và khả thi? Danh sách này sẽ bao gồm: trước hết là đặt nhiều căn cứ tàu ngầm hơn ở đảo Guam; đầu tư vào tàu ngầm chiến đấu ở mức tối đa; đầu tư vào máy bay không người lái tàng hình tầm xa cất cánh từ tàu sân bay; tái thiết lập sự hiện diện ở Thái Lan như một căn cứ thường trực cho không quân Hoa Kỳ; và mua tên lửa hành trình mặt đất, chống hạm và bảo đảm các đơn vị lục quân có khả năng sử dụng chúng. Chúng ta cũng nên đảm bảo khả năng cơ động chống tàu ngầm. Triền khai các Tên lửa phòng không đa năng SM-6, tên lửa chống hạm tầm xa LRASM, tên lửa hành trình tầm xa TACTOM trên các bệ phóng mặt đất di động cũng sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ.

Nếu Trung Quốc có danh sách này và tin vào khả năng của Hoa Kỳ, thì họ sẽ bắt đầu nghĩ lại về bình minh của kỷ nguyên Trung Quốc với chúng ta.

Huyền Ngân (chuyển ngữ)

*James Jay Carafano là Phó chủ tịch của Quỹ Di sản,  chỉ đạo nghiên cứu về an ninh quốc gia và đối ngoại.