32 tấm ảnh kể lại lịch sử của Apple từ lúc thành lập trong một gara xe hơi đến khi trở thành công ty nghìn tỷ USD

VietTimes -- Apple đã chính thức trở thành công ty đại chúng đầu tiên đạt giá trị vốn hóa 1000 tỷ USD. Khi Steve Jobs tiếp quản vị trí CEO của Apple vào năm 1997, công ty đã phải vật lộn từng giây phút trên thị trường ngày càng bị chi phối bởi Microsoft và các đối thủ lớn mạnh khác. Michael Dell (CEO của Dell Inc) đã từng nói nếu ông là Steve Jobs ông sẽ đóng của Apple và trả lại tiền cho các cổ đông. 
Steve Jobs (ảnh: Business Insider)
Steve Jobs (ảnh: Business Insider)

Dưới đây là những mốc lịch sử quan trọng của Apple từ khi thành lập, vượt qua thời điểm khó khăn và giành chiến thắng của Steve Jobs.

Apple được đồng sáng lập vào ngày 1/4/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak ở Los Altos, California.

Apple còn có một người đồng sáng lập thứ ba là Ronald Wayne. Jobs đã đưa Wayne đến để hướng dẫn kinh doanh cho hai người đồng sáng lập trẻ, nhưng Wayne đã rời khỏi công ty trước khi nó chính thức hợp nhất. Wayne đã bán cổ phiếu của mình trong công ty với giá 800 USD.

Wayne phác thảo logo Apple đầu tiên bằng tay.

"Văn phòng" đầu tiên của Apple là garage xe của cha mẹ Jobs.

Sản phẩm đầu tiên của công ty là Apple I, chỉ là một bo mạch chủ với một bộ vi xử lý và một số bộ nhớ dành cho những người có sở thích với công nghệ. Khách hàng tự thêm bàn phím và màn hình nếu muốn sử dụng, nó được bán với giá 666,66 USD.

Apple I được phát minh bởi Wozniak, ông cũng tự tay xây dựng các sản phẩm khác. Dưới đây, bạn có thể thấy sơ đồ thiết kế vẽ tay của máy tính Apple I.

Trong khi đó, Jobs chịu trách nhiệm mảng kinh doanh, chủ yếu là cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư rằng thị trường máy tính cá nhân sẽ bùng nổ. Cuối cùng, Jobs đã thành công thuyết phục Mike Markkula, người đầu tư đầu tiên của hãng số tiền trị giá 250.000 USD. Cuối cùng Mike Markkkula đến làm việc cho Apple với tư cách là nhân viên số 3, với một phần ba cổ phần trong công ty.

Apple chính thức hợp nhất vào năm 1977 nhờ sự hướng dẫn từ Markkula. Một người đàn ông tên là Michael Scott được đưa lên để làm chủ tịch và CEO đầu tiên của công ty bởi Jobs còn quá trẻ và chưa đủ kinh nghiệm để làm CEO.

Năm 1997 chứng kiến sự ra đời của Apple II, máy tính cá nhân được thiết kế bởi Wozniak tiếp tục gây bão thị trường.

Ứng dụng mới của Apple II là VisiCalc, một phần mềm bảng tính mang tính đột phá đã thúc đẩy máy tính đi trước các nhà lãnh đạo thị trường lúc bấy giờ là Tandy và Commodore. Với VisiCalc, Apple có thể bán Apple II cho khách hàng doanh nghiệp.

Đến năm 1978, Apple sẽ thực sự có một văn phòng thực sự, với nhân viên và một dây chuyền sản xuất Apple II. Đây cũng là khoảng thời gian một số nhân viên của Apple mệt mỏi vì phải tiếp xúc kéo dài với Jobs nổi tiếng là khó tính.

Phòng thí nghiệm Xerox PARC nổi tiếng thế giới về những thành tựu công nghệ của Apple bao gồm máy in laser, chuột và mạng ethernet. Năm 1979, các kỹ sư của Apple đã được phép đến thăm cơ sở của PARC trong ba ngày, để đổi lấy lựa chọn mua 100.000 cổ phiếu của Apple với giá 10 USD một cổ phiếu.

Năm 1980, Apple đã phát hành Apple III, một máy tính tập trung vào kinh doanh vào thời điểm đó là khó cạnh tranh với thị phần ngày càng tăng của IBM và Microsoft.

Xerox PARC đã thuyết phục Jobs rằng tương lai của máy tính là với một giao diện đồ họa như hiện nay. Steve Jobs đã tung ra máy tính tiếp theo là Lisa với giao diện đồ họa. Lisa được phát hành vào năm 1983 với sự đầu tư vào quảng cáo nhưng doanh số lại quá thảm hại vì nó quá đắt và không có đủ phần mềm hỗ trợ.

Jobs đã kết thúc dự án thứ hai ... Macintosh của Apple được cho là máy tính thân thiện nhất cho đến nay. Nó sẽ tiếp tục trở nên phổ biến với các chuyên gia thiết kế đồ họa mặc dù nó chỉ có màu đen và trắng. Tuy nhiên, giá của nó vẫn khá đắt đỏ.

Khoảng thời gian ra mắt máy Macintosh đầu tiên là vào năm 1983, Apple có một CEO mới là John Sculley.

Sculley từng là CEO trẻ nhất của Pepsi, nhưng Jobs đã cố gắng thuyết phục ông đến Apple với câu nói huyền thoại: "Bạn muốn bán nước có đường cho phần còn lại của cuộc sống không? Hay bạn muốn đi cùng tôi và thay đổi thế giới?"

Thời gian sau đó Steve Jobs và Bill Gates cũng nảy sinh căng thẳng bởi Microsoft đang không tập trung vào phát triển máy Macintosh mà chuyển sang giao diện người dùng đồ họa hệ điều hành Windows.

Macintosh có doanh thu cao, nhưng không đủ để phá vỡ sự thống trị của IBM. Điều này dẫn đến rất nhiều sự mâu thuẫn giữa Jobs - người đứng đầu nhóm Macintosh thích làm mọi thứ theo cách riêng của mình và Sculley - người muốn giám sát chặt chẽ hơn về các sản phẩm trong tương lai để tránh thất bại của Lisa.

Jobs đã cố gắng để thực hiện một cuộc đảo chính và lật đổ Sculley - nhưng ban giám đốc của Apple đã chọn Sculley và bãi nhiệm Jobs. Ông giận dữ bỏ đi và tiếp tục sáng lập NeXT, một công ty sản xuất máy tính và các máy trạm cao cấp, nơi ông có toàn quyền kiểm soát.

Wozniak rời khỏi cùng thời điểm năm 1985, nói rằng công ty đã đi sai hướng. Ông đã bán hầu hết các cổ phần của mình.

Sau khi Jobs bỏ đi, Sculley đã có Apple trong tay. Ban đầu, mọi thứ dường như tuyệt vời, và Apple đã giới thiệu máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7 vào năm 1991. System 7 đã giới thiệu màu sắc cho hệ điều hành Macintosh và liên tục cập nhật cho đến khi OS X được phát hành vào năm 2001.

Năm 1990, Apple thâm nhập vào rất nhiều thị trường mới, nhưng không sản phẩm nào thực sự thành công. Có lẽ nổi tiếng nhất là Newton MessagePad - đứa con tinh thần của Sculley.

Mọi thứ ngày càng rắc rối khi Sculley đã tốn quá nhiều tiền vào phát triển phần mềm tương thích với chip của IBM.

Đồng thời, ảnh hưởng của Microsoft ngày càng gia tăng. Mac cung cấp một thư viện phần mềm tuyệt vời nhưng chỉ hợp các máy tính đắt tiền. Trong khi đó, Microsoft đã bán Windows 3.0 trên hầu hết các loại máy tính.

Sau những thất bại kéo dài và quyết định tốn kém để chuyển sang PowerPC, hội đồng quản trị của Apple đã sa thải Sculley và đưa Michael Spindler vào vị trí CEO.

Tuy nhiên, Spinder cũng không giải quyết được vấn đề Sculley để lại. Hội đồng quản trị của Apple đã thay thế Sculley bằng Gil Amelio vào năm 1996.

Trong nhiệm kỳ, CEO Amelio đã gặp rắc rối, cổ phiếu của Apple đạt mức thấp nhất trong 12 năm. Amelio quyết định mua NeXT Computer của Jobs với giá 429 triệu USD vào tháng 2 /1997 và đưa ông trở lại Apple.

Ngày 4/7/1997, Jobs sẽ tổ chức một cuộc đảo chính trong phòng họp và thuyết phục ban quản trị của Apple để ông làm Giám đốc điều hành tạm thời. Amelio đã từ chức một tuần sau đó.

Năm 1997 chứng kiến sự ra đời của chiến dịch quảng cáo "Think Different" nổi tiếng của Apple, kỷ niệm các nghệ sĩ, nhà khoa học và nhạc sĩ nổi tiếng.

Dưới sự lãnh đạo Jobs, công ty đã hợp tác với Microsoft, vốn đã đầu tư 150 triệu USD vào Apple vào khoảng năm 1997.

Jobs giới thiệu iMac, một máy được chú ý nhiều vào năm 1998. Năm 2001, ông giới thiệu Mac OS X, dựa trên hệ điều hành từ NeXT Computers để thay thế System 7. Và năm 2006, Apple cuối cùng đã chuyển sang một sử dụng hệ thống khác với chip của Intel.

Nhưng chiến thắng lớn nhất của Apple - và thế giới công nghệ nói chung - là sự ra đời của iPhone năm 2007. Từ đó đến nay là sự phát triển không ngừng lớn mạnh của Apple.

Theo Business Insider