|
Ảnh: The Richest |
Pháp luật được đề ra để duy trì trật tự trong xã hội. Tất cả chúng ta đều biết sự tồn tại của pháp luật là thực sự cần thiết và nếu không có nó thì thế giới sẽ trở nên rối ren. Đó có thể là giải pháp thông minh để bảo vệ môi trường như cách mà chính phủ Bangladesh đã làm để ngăn chặn việc sử dụng túi ni lông tràn lan vào năm 2002 mà các quốc gia khác đã học tập. Trong khi đó, một số điều cấm khác lại dựa trên nền tảng tôn giáo và không phải tất cả đều nhận được sự đồng tình. Tuy nhiên, các nhà chức trách luôn có lý do dù vấn đề có kỳ lạ thế nào đi chăng nữa.
19. Sốt cà chua bị cấm trong các trường học Pháp
|
Ảnh: The Richest
|
Pháp cho rằng việc giới trẻ sử dụng quá nhiều sốt cà chua có thể gây tổn hại tới nền ẩm thực truyền thống. Vì vậy, chính phủ nước này đã quyết định cấm sốt cà chua trong các nhà ăn trường học. Chỉ khi bữa trưa có món khoai chiên thì học sinh mới được cung cấp kèm với một số lượng rất nhỏ sốt cà chua bên cạnh.
18. Tên trẻ sơ sinh ở Đan Mạch
|
Ảnh: The Richest
|
Bạn có biết các cặp vợ chồng sinh sống tại Đan Mạch chỉ được chọn tên cho con cái của theo một bản danh sách gồm 24.000 cái tên hợp pháp, đã được các nhà chức trách phê duyệt. Trên thực tế, chính phủ Đan Mạch cấm việc sáng tạo ra những cái tên khác biệt. Nếu người dân có ý định đặt cho con mình một cái tên nằm ngoài danh sách thì bạn phải đệ trình yêu cầu xin phép đặc biệt.
17. Du hành thời gian (xuyên không) bị cấm ở Trung Quốc
|
Ảnh: The Richest
|
Chính phủ Trung Quốc nhận định rằng các chương trình truyền hình, phim ảnh và tài liệu về xuyên không thường có xu hướng xuyên tạc lịch sử, tạo ra những sự kiện giả. Do đó, tất cả các phương tiện truyền thông xoay quanh chủ đề xuyên không đã trở thành mục tiêu kiểm duyệt của Bắc Kinh.
16. Canada cấm xe tập đi cho trẻ em
|
Ảnh: The Richest
|
Theo kết quả nghiên cứu của chính phủ Canada, xe tập đi khiến trẻ em phát triển khả năng vận động chậm hơn. Chính phủ Canada đã cấm bán tất cả sản phẩm xe tập đi từ năm 2004 và từ đó, trẻ em nước này phải tập đi theo cách truyền thống.
15. Thụy Điển cấm đánh đập con cái
|
Ảnh: The Richest
|
Hầu hết các bậc cha mẹ đều có suy nghĩ là “thương cho roi cho vọt”. Tuy nhiên, tại Thụy Điển các hình phạt đòn roi trẻ em bị tuyệt đối nghiêm cấm. Quốc gia Bắc Âu thậm chí còn không cho phép cha mẹ đánh đập con cái của họ.
14. Bánh haggis bất hợp pháp
|
Ảnh: The Richest
|
Haggis là loại bánh pudding được làm từ nội tạng cừu. Mặc dù là món ăn truyền thống của người dân Scotland nhưng nó vẫn bất hợp pháp tại Mỹ trong 3 thập kỷ qua vì danh sách nguyên liệu bao gồm phổi cừu. Thực tế, haggis vẫn được bán tại Mỹ nhưng là phiên bản biến thể với thành phần đã bị thay thế so với nguyên gốc.
13. Singapore cấm kẹo cao su
|
Ảnh: The Richest
|
Singapore là quốc gia nổi tiếng với nhiều đạo luật nghiêm khắc. Kể từ năm 1992, việc bán và sử dụng kẹo cao su tại quốc đảo này là bất hợp pháp. Luật pháp yêu cầu người dân giữ vệ sinh đường phố và nơi công cộng. Lý do chính phủ đưa ra là việc nhau kẹo cao su nhả bã nhét vào các lỗ khóa, hộp thư… làm mất mỹ quan và sự văn minh. Ngoài ra, chi phí lau chùi và vệ sinh các dụng cụ hư hỏng cũng khá tốn kém.
12. McDonald bật bãi khỏi Bolivia
|
Ảnh: The Richest
|
McDonald là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới nhưng tại Bolivia chỉ tồn tại duy nhất 8 cửa hàng ở thành phố La Paz, Cochabamba và Santa Cruz de la Sierra. Sau 14 năm liên tục báo lỗ, chuỗi cửa McDonald đã phải cuốn gói do sự hờ hững của người dân tại đây. Ẩm thực Bolivia truyền thống bao hàm thời gian, tình yêu cà sự quan tâm. Do đó, đồ ăn nhanh đi ngược hoàn toàn niềm tin của họ.
11. Malaysia “dị ứng” với trang phục màu vàng
|
Ảnh: The Richest
|
Năm 2011, chính phủ Malaysia đã cấm quần áo màu vàng bởi nó là màu sắc trang phục của đảng phái đối lập đòi thủ tướng nước này từ chức. Quyết định kỳ lạ hoàn toàn trái ngược với thực tế rằng màu vàng là màu tượng trưng cho hoàng gia Malaysia. Quy định có đoạn viết: “Mọi việc in ấn, nhập khẩu, sản xuất, tái sản xuất, bày bán, ban hành, phân phát hay sở hữu áo phông màu vàng đều gây tổn hại cho trật tự xã hội”.
10. Trung Quốc cấm bộ phim Avatar
|
Ảnh: The Richest
|
Avatar công chiếu năm 2009 là một trong những bộ phim đạt thu kỷ lục của nền điện ảnh quốc tế với doanh thu hơn 2 tỷ từ phòng vé. Thế nhưng Trung Quốc đã khước từ tuyệt tác này ở định dạng 2D và 3D trên 1.300 rạp phim lớn nhỏ trên toàn quốc. Lý do được đưa ra là: Phim có nhiều tình tiết bạo động có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý và cách hành xử của người dân.
9. Trung Quốc cấm hoa nhài
|
Ảnh: The Richest
|
Năm 2011, một số thành phố ở Trung Quốc, kể cả thủ đô Bắc Kinh, đã xảy ra những cuộc tụ tập quy mô nhỏ để đòi chính phủ cải thiện cuộc sống của người dân và thực thi dân chủ. Những vụ biểu tình này lấy cảm hứng từ vụ phản kháng chính trị lật đổ chính phủ độc tài ở Tunisia và Ai Cập mang tên “Cách mạng Hoa nhài”. Mặc dù phong trào này đã bị chính phủ Trung Quốc nhanh chóng dẹp tan nhưng nó cũng kéo theo việc cấm kinh doanh hoa nhài tại quốc gia tỷ dân. Thậm chí, Bắc Kinh còn cấm các bài hát đề cập đến loài hoa này và chặn cụm từ “hoa nhài” trong tin nhắn văn bản.
8. Đan Mạch và thực phẩm bổ sung Vitamin
|
Ảnh: The Richest
|
Các nhà chức trách Đan Mạch tin rằng công dân đang tiêu thụ quá nhiều Vitamin và chất dinh dưỡng. Vì vậy họ đã cấm tất cả thực phẩm bổ sung Vitamin. Các thương hiệu bị ảnh hưởng nhiều nhất từ quyết định này là sữa Ovaltine và mứt Marmite, ngũ cốc ăn sáng Crispies và nhiều loại sữa tăng cường Vitamin D khác.
7. Hy Lạp cấm trò chơi điện tử
|
Ảnh: The Richest
|
Ban đầu, biện pháp này của chính phủ Hy Lạp nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng cờ bạc và cá cược trực tuyến. Tuy nhiên do điều luật không phân biệt rõ ràng giữa hình thức mô phỏng cờ bạc và trò chơi điện tử thông thường đã dẫn tới việc một người bị bắt khi đang chơi trò chơi điện tử bên trong điểm truy cập Internet công cộng.
6. Trung Quốc quản lý tái sinh
|
Ảnh: The Richest
|
Đối với các nhà sư Phật giáo ở Tây Tạng, tái sinh là khái niệm cho rằng một con người sẽ được dẫn dắt đến một cuộc sống mới sau khi chết, trong vòng lặp gọi là luân hồi. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã ban hành luật để kiểm soát các tu sĩ tại đây, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của Đức Đạt Lạt Ma. Bởi vậy, bất cứ ai muốn tái sinh đều phải xin sự chấp thuận của chính phủ.
5. Saudi Arabia cấm ngày Valentine
|
Ảnh: The Richest
|
Chính phủ Saudi Arabia cho rằng việc cử hành Lễ Tình nhân (Valentine) là đi ngược với niềm tin Hồi giáo. Vì vậy, giới chức nước này đã ban hành lệnh cấm tất cả các chi tiết liên quan tới ngày 14/2, từ màu đỏ đặc trưng tới hoa và quà. Để mua được những món đồ này, người dân Saudi Arabia thường sẽ phải tìm kiếm ngoài “chợ đen”.
4. Iran và các kiểu tóc phương Tây
|
Ảnh: The Richest
|
Hầu hết các nước Hồi giáo đều muốn tránh người dân bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Tây nhưng chỉ có Iran là quốc gia duy nhất đề ra lệnh cấm vài kiểu tóc như mohawk, mullet, spike và ponytail.
3. Phong cách Goth và Emo tuyệt chủng ở Nga
|
Ảnh: The Richest
|
Nếu bạn không thích những bộ quần áo mang phong cách Goth và Emo thì bạn nên đến Nga. Chính phủ Nga cho rằng xu hướng này quá nguy hiểm cho thanh thiếu niên, khuyến khích các hành vi xa lánh xã hội, trầm cảm và có thể dẫn tới hành vi tự sát. Moscow thậm chí còn đề cập đến phong cách Goth và Emo như “một mối đe dọa cho sự ổn định của quốc gia”. Năm 2008, Nga chính thức cấm âm nhạc và quần áo có xu hướng liên quan tới phong cách này.
2. Phụ nữ Saudi Arabia không được lái xe
|
Ảnh: The Richest
|
Saudi Arabia là quốc gia theo chế độ phụ hệ, các đạo luật Hồi giáo phân chia rõ vai trò của từng giới. Tại quốc gia Tây Á này không tồn tại bất kỳ điều luật trên giấy tờ nào ngăn phụ nữ lái xe nhưng nhà hành pháp cũng không có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe cho phụ nữ. Cho tới nay, Saudi Arabia là quốc gia duy nhất ngăn cản phụ nữ lái xe.
1. Trung Quốc cấm máy chơi game console
|
Ảnh: The Richest
|
Quay lại năm 2000, Trung Quốc cho rằng trẻ em và thanh thiếu niên đang lãng phí quá nhiều thời gian vào các trò chơi điện tử. Vì vậy, chính phủ nước này quyết định cấm chơi game để hy vọng giới trẻ tập trung học tập và làm việc chăm chỉ hơn. Ngoài ra, Bắc Kinh từng coi nội dung bạo lực của các trò chơi làm tăng nguy cơ suy đồi về đạo đức. Các điều luật đặt ra cũng hạn chế tối đa việc sản xuất và quảng cáo game và máy chơi game console. Do trò chơi trên các hệ máy khác vẫn được phép lưu hành nên chính sách của chính phủ đã không đem tới hiệu quả.
Theo The Richest