1. NASA đã ghi lại được các “âm thanh” kỳ lạ từ bên ngoài không gian
NASA sử dụng công nghệ dữ liệu để nhận tín hiệu từ sóng vô tuyến, sóng plasma và từ trường và chuyển đổi chúng thành các bản âm thanh để "nghe" những gì đang xảy ra trong không gian.
Âm thanh này khi nghe gần giống với tiếng hét của xe cứu thương hoặc tiếp “bíp” nhỏ phát ra từ tàu của người ngoài hành tinh vậy!
2. Hoàng hôn trên Sao Hỏa có màu xanh
Bức ảnh màu đầu tiên mà robot thám hiểm tự hành (rover) mang tên Curiosity lên Sao Hỏa chụp về hoàng hôn năm 2015 đã cho thấy một sự thay đổi đáng ngạc nhiên - hoàng hôn trên sao Hỏa có màu xanh dương.
Nasa cho biết các hạt bụi mịn trong bầu khí quyển của Sao Hỏa cho phép ánh sáng xanh đi qua dễ dàng hơn các ánh sáng khác có bước sóng dài hơn, như vàng, cam, đỏ.
3. Chi phí chuyển đồ ra ngoài vũ trụ cực kỳ đắt đỏ
Chuyên gia về tải trọng và kỹ sư trạm không gian Ravi Margasahayam nói rằng mỗi pound hàng hóa (khoảng 0.45 kg) tốn 10.000 USD để đưa vào vũ trụ. Giá đã tăng vọt kể từ khi chi phí vận chuyển hàng hóa của tàu vũ trụ Cygnus tăng đến khoảng 43.180 USD / pound và SpaceX khoảng 27.000 USD / pound.
4. Ngoài không gian có rất nhiều rác
Không chỉ trên bề mặt Trái đất mà ngoài Trái đất cũng chứa đầy rác và dĩ nhiên rác này do chính con người xả ra. Phần lớn, chúng có nguồn gốc từ tên lửa đã qua sử dụng và những vệ tinh đã chết. Những vật thể này bay quanh quỹ đạo Trái Đất với vận tốc hơn 28.000 km/h, nghĩa là gấp 10 lần tốc độ đạn bay.
Mạng lưới giám sát không gian (SSN) đang theo dõi xem có bao nhiêu mảnh vụn và ai phải chịu trách nhiệm. Rác thải ngoài không gian rất nguy hiểm, bởi chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dây chuyển, tạo nên một đám bụi mờ xung quanh Trái Đất khiến cho việc du hành vũ trụ đặc biệt nguy hiểm. Điều này cũng đã được tái hiện lại thông qua bộ phim “Gravity” được ra mắt vào năm 2013.
Các nước chịu trách nhiệm về rác không gian nhiều nhất lần lượt là Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc.
5. Dấu chân của các nhà thám hiểm vũ trụ có thể in hằn trên Mặt Trăng tới 100 triệu năm
Bề mặt đá của Mặt Trăng đang bị xói mòn với tốc độ khoảng 0.04 inch mỗi 1 triệu năm. Điều này có nghĩa, dấu chân của các phi hành gia lần đầu tiên đặt lên Mặt Trăng trên chuyến tàu Apollo năm 1969 có thể vẫn còn dấu vết sau 10 - 100 triệu năm sau.
6. Không gian không phải lúc nào cũng lạnh, đôi khi nó trở nên khá nóng
Tại phần tối tăm nhất vũ trụ, nhiệt độ có thể hạ tới gần âm 234℃. Nhưng nếu bạn ở gần quỹ đạo Trái Đất dưới ánh nắng Mặt trời, nhiệt độ lúc này có thể lên tới 120 độ C. Đây cũng là lý do các phi hành gia phải mặc bộ đồ bảo hộ có màu trắng để phản lại nhiệt độ.
7. Một năm trên Sao Kim ngắn hơn một ngày
Sao Kim có tốc độ quay quanh trục quá chậm so với Trái Đất. Nó mất tới 243 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quay quanh trục của chính mình nhưng lại chỉ cần 225 ngày Trái Đất để quay một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời do nó ở gần Mặt trời hơn. Bởi vậy mà thời gian một năm của Sao Kim ngắn hơn cả một ngày!
8. Trạm không gian Quốc tế ISS có kích cỡ chỉ bằng một sân bóng đá
Trạm Không gian Quốc tế có chiều dài 108m, ít hơn khoảng 1m so với một sân bóng đá Mỹ. Cả trạm có khối lượng gần 420 tấn. Đây được coi là công trình lớn nhất của con người từng xây dựng được đưa ra ngoài không gian.
Trạm ISS đã đưa 230 người từ 18 quốc gia khác nhau tới để phục vụ cho nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ.
9. Nếu không có đồ bảo hộ, con người chỉ tồn tại được 15 giây
Bởi vì trong không gian không có áp suất và giãn nở không khí. Điều này có nghĩa là không khí bên trong phổi của bạn sẽ giãn nở liên tục và xé các mô trong cơ thể. Và trong môi trường khắc nghiệt như vậy, cơ thể bạn sẽ sử dụng hết lượng oxy trong máu trong khoảng 15 giây .
Các hậu quả khủng khiếp khác bao gồm sôi máu, nổ mao mạch, mất kiểm soát ruột và đầy hơi.
10. Không gian cũng có luật pháp
Có những luật không gian đặc biệt do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Không gian đề ra để đảm bảo rằng không gian không trở thành một khu vực chiến tranh hoặc thử nghiệm hạt nhân. Luật quy định không ai được phép đặt vũ khí hủy diệt hàng loạt vào quỹ đạo, thăm dò không gian phải được giới hạn ở "các phương tiện hòa bình", và bất kỳ quốc gia nào đưa vật thể vào không gian đều phải chịu trách nhiệm.
11. Không gian vũ trụ không hề trống rỗng
Ngoài các hành tinh, ngôi sao, thiên thạch, bạn sẽ nghĩ rằng không gian xung quanh sẽ hoàn toàn trống rỗng. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không đúng. Không gian vũ trụ còn bao gồm các đám mây bụi giữa các vì sao, plasma và tia vũ trụ.
12. Lý do khiến không gian xuất hiện màu đen
Tuy nhiên, Edwin Hubble sau đó đã khám phá ra rằng vũ trụ đang mở rộng, không hề ở dạng tĩnh, bức xạ nhiệt còn sót lại từ vụ nổ Big Bang cho biết vũ trụ đã có 13,8 tỷ năm tuổi. Chúng ta thấy màu đen và không thấy các ngôi sao ở mọi nơi là bởi chúng ở quá xa chúng ta và tới giờ ánh sáng của chúng vẫn chưa đi đến được Trái Đất.
13. Mặt trời chiếm 99,8% khối lượng của hệ Mặt trời
Khối lượng của mặt trời là 1,989 × 10 30 kg - 99,8% khối lượng của toàn bộ hệ Mặt trời. Phần còn lại của hệ Mặt trời dường như chỉ bé như hạt bụi.
14. Trung tâm dải Ngân Hà Milky Way có hàng chục ngàn hố đen
Theo một nghiên cứu mới đây, có tới hàng chục ngàn hố đen tại trung tâm của dải Ngân Hà Milky Way. Hố đen thực chất rất khó để phát hiện, bởi ánh sáng không thể thoát ra khỏi hố đen. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra chúng bằng cách sử dụng tia X.
Nghiên cứu cho rằng trung tâm của dải Ngân Hà có hàng trăm lỗ đen kết hợp với các ngôi sao và 10.000 lỗ đen biệt lập khác.
15. Có thể có hơn 1.000.000.000.000.000 triệu (1 tỷ) ngôi sao trong vũ trụ
Con số này vẫn còn quá nhỏ, bởi chúng ta sẽ còn phát hiện thêm nhiều thiên hà nữa nếu công nghệ trong tương lai phát triển hơn!
Theo Thisinsider