1. Cháy rừng ở Úc khiến bầu trời chuyển đỏ
Ảnh: BrightSide
|
Một bức ảnh được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi, cho rằng đây là hình chụp đám mây đỏ rực phía trên ngọn lửa đang cháy ở Úc vào tháng 1 năm 2020. Hình ảnh tương tự cũng từng được đăng tải lên mạng với nội dung bầu trời chuyển đỏ do vụ cháy rừng ở Caniforlia năm 2018. Thực tế, bức ảnh này là cảnh hoàng hôn ở Hawaii được chụp bởi Nathan Province,và đăng bởi nhà khí tượng học Owen Shieh, nó hoàn toàn không liên quan gì đến những vụ cháy rừng.
2. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc.
Ảnh: BrightSide
|
Tin giả : Tắc kè hoa biến đổi màu sắc da để ngụy trang giống môi trường xung quanh.
Sự thật là, tắc kè hoa không tự điều chỉnh được màu da của chúng. Khi chúng gặp phải căng thẳng hoặc thay đổi tâm trạng, yếu tố bên ngoài làm da chúng bị kích ứng và đổi màu.
3. Báo công an tìm người mất tích
Mọi người thường truyền tai nhau rằng, trong trường hợp có người mất tích thì phải đợi sau 24 giờ không thấy người đó trở về mới được báo cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn sai lầm. Tốt nhất là bạn nên báo ngay cho cơ quan chức năng khi biết có người mất tích, hơn là lo lắng chờ đợi. Việc bắt đầu điều tra sẽ tùy thuộc vào bên cảnh sát và tình tiết vụ án mới được đưa ra quyết định.
Ảnh: BrightSide
|
Mọi người tin rằng, chó không hề nhìn thấy màu sắc. Sự thật là loài chó có thể nhìn thấy màu sắc nhưng không nhiều như con người. Mắt của chúng không thấy được màu đỏ và màu xanh lá cây, vì vậy vạn vật xung quanh dưới tầm nhìn của chó hơi tẻ nhạt. Chính con người còn "chào thua" cặp mắt của loài nhện và rắn, chúng có thể nhìn được cả tia hồng ngoại và tia cực tím.
5. Chúng ta chỉ sử dụng 10% não bộ
Có thông tin cho rằng, con người mới chỉ sử dụng 10% não bộ. Nếu được sử dụng 90% phần còn lại, con người hẳn sẽ làm được những điều vĩ đại hơn nữa. Sự thật là bộ não của chúng ta được chia thành các phần và đảm nhiệm những vai trò nhất định. Mỗi lần con người làm một việc gì đó thì 10% não bộ sẽ hoạt động. Thử nghĩ xem nếu chúng ta sử dụng 100% não bộ, tức là làm vô số việc cùng một lúc, chắc hẳn chỉ có dị nhân mới làm được điều đó.
6. Bức ảnh một con gấu túi được giải cứu từ vụ cháy rừng ở Úc
Ảnh: BrightSide
|
Nhiều người chia sẻ bức ảnh này và nói rằng đây là một con gấu túi may mắn sống sót sau vụ cháy rừng ở Úc vào đầu năm 2020. Sự thật là chú gấu túi này được cứu thoát khỏi vụ cháy rừng ở Úc năm 2015 chứ không phải 2020. Tổ chức Nghiên cứu & Cứu trợ Động vật hoang dã Úc (AMWRRO) đã chia sẻ bức ảnh vào tháng 1 năm 2015, cho biết chú gấu túi Jeremy đang được điều trị bỏng cấp độ hai ở bàn chân.
(Còn tiếp)
Theo BrightSide