11 thành viên ASEAN ra tuyên bố chung chỉ trích một quốc gia "gây tổn hại đến lòng tin lẫn nhau và gia tăng căng thẳng”

VietTimes -- Các quốc gia thành viên ASEAN đã đưa ra một bản tuyên bố trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao, bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông tuy không nêu rõ tên.
Hội nghị cấp cao các nước ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
Hội nghị cấp cao các nước ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông.

Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều cho biết, truyền thông Nhật Bản đã theo dõi và phân tích về quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Theo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ngày 4 tháng 11, các nước ASEAN đã ra Tuyên bố Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 3 tháng 11. Trước những hành động của Trung Quốc thúc đẩy việc xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông, bản Tuyên bố đã viết rõ “cần phải lưu ý đến các bên”. Đáp lại việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, tuyên bố tuy không nêu rõ tên Trung Quốc, nhưng lên án hành vi này đã “gây tổn hại đến lòng tin lẫn nhau và gia tăng căng thẳng”.

Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN, tờ Nihon Keizai Shinbun (Tin tức kinh tế Nhật Bản) phân tích: các quốc gia thành viên ASEAN gia tăng sự bất bình với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 3/11, Malaysia và các nước liên tiếp bày tỏ sự không hài lòng với Trung Quốc. Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin bin Abdullah nhấn mạnh tại cuộc họp liên quan của ASEAN vào ngày 2/11: “Malaysia lo ngại sâu sắc về sự tồn tại của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 3/11, ông Duterte đã nói yêu cầu Trung Quốc "cần phải giảm bớt các hoạt động quân sự ở Biển Đông”.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 3/11, ông Duterte đã nói yêu cầu Trung Quốc "cần phải giảm bớt các hoạt động quân sự ở Biển Đông”.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN vào tối ngày 2 tháng 11: “Tự do hàng hải ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu của ASEAN”. Tại hội nghị cấp cao ASEAN vào ngày 3, ông Duterte đã nói thẳng trước mặt Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) “(Trung Quốc) cần phải giảm bớt các hoạt động quân sự ở Biển Đông”.

Nihon Keizai Shimbun cũng đề cập việc Trung Quốc hành động ngày càng cập tập ở Biển Đông đã gây ra sự bất mãn mạnh mẽ trong các quốc gia thành viên ASEAN. Kể từ đầu tháng 7 năm nay, tàu khảo sát biển "Địa chất biển - 8" của Trung Quốc đã liên tục hoạt động 3 tháng liền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Malaysia cũng gia tăng mối lo ngại về sự hiện diện thường xuyên của các tàu công vụ Trung Quốc ở vùng biển gần nước này. Ông Saifuddin bin Abdullah chủ trương “vấn đề Biển Đông cần được thảo luận bởi toàn bộ ASEAN”, với ý muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin bin Abdullah: “Vấn đề Biển Đông cần được thảo luận bởi toàn bộ ASEAN”.
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin bin Abdullah: “Vấn đề Biển Đông cần được thảo luận bởi toàn bộ ASEAN”.

Báo Nihon Keizai Shimbun cũng nói rằng Hoa Kỳ, vốn đang gia tăng đối đầu với Trung Quốc bởi cuộc chiến thương mại, cũng lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và có thể tăng cường các hành động ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Ngày 24/10 Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence trong bài phát biểu, khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, đã nói: “Trong năm nay, hành động của Trung Quốc ngày càng tạo nên sự khiêu khích với các nước láng giềng”.

Ngoài ra, Tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng đề cập đến “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”. Theo bản tin của Thông tấn xã Nhật Bản Jiji Press, bản Tuyên bố đã viết “để sớm đạt được một thỏa thuận và bắt đầu các cuộc đàm phán thực chất”. Tuy nhiên, Đài truyền hình Nhật Bản Asahi chỉ ra rằng: tuy mục tiêu là đạt được thỏa thuận trong năm nay, nhưng giữa một số quốc gia vẫn tồn tại ý kiến khác nhau về vấn đề Biển Đông; vì vậy việc đạt được thỏa thuận về của “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông” dự kiến sẽ bị kéo dài thêm.

Theo Đa Chiều