|
Jeff Bezos, CEO của Amazon (ảnh: Business Insider) |
Trong cuốn sách của tác giả Brad Stone viết năm 2013 về nguồn gốc của Amazon, ông đã vẽ một bức tranh về những ngày đầu thành lập của công ty và cách công ty phát triển thành “quái vật khổng lồ” như ngày nay.
1. "Amazon" không phải là tên ban đầu của công ty
Jeff Bezos ban đầu muốn đặt cho công ty cái tên huyền diệu "Cadabra", gần giống như “Úm ba la xì bùa”. Nhưng luật sư đầu tiên của Amazon, Todd Tarbert, đã thuyết phục ông chủ rằng cái tên nghe có vẻ quá giống với "Cadaver" (xác chết), đặc biệt là qua điện thoại.
Bezos cũng ủng hộ cái tên "Relentness” (Không ngừng). Cuối cùng Jeff Bezos đã chọn "Amazon" bởi vì ông thích rằng công ty sẽ được đặt tên theo con sông lớn nhất trên thế giới, đó cũng là logo gốc của công ty.
2. Trong những ngày đầu hoạt động của Amazon, một chiếc chuông sẽ kêu trong văn phòng mỗi khi có ai đó mua hàng, và mọi người sẽ tụ họp lại để xem họ có biết khách hàng hay không.
Chỉ mất một vài tuần trước khi chuông reo thường xuyên đến nỗi họ phải tắt nó đi.
Ngoài ra, Amazon đã bắt đầu dọn ra khỏi nhà để xe của Bezos bởi các máy chủ mà công ty sử dụng yêu cầu quá nhiều năng lượng đến nỗi Bezos và vợ của ông không thể bật một máy sấy tóc.
Trong tháng đầu tiên ra mắt, Amazon đã bán sách cho mọi người ở tất cả 50 tiểu bang và ở 45 quốc gia khác nhau.
3. Cuốn sách về địa y đã cứu Amazon khỏi bị phá sản
Các nhà xuất bản sách yêu cầu Amazon phải đặt mua 10 cuốn sách một lần. Và nếu Amazon cứ nhập sách ít nhất 10 cuốn một lần từ các nhà xuất bản và nhà phát hành, hãng sẽ không có đủ tiền để trả.
Cuối cùng, Amazon đã nghĩ ra một chiêu "lách luật" là chỉ đặt mua một cuốn sách mà hãng cần, còn 9 quyển còn lại là một cuốn sách về địa y mà luôn "Out of Stock" (Hết hàng).
4. Trong những ngày đầu, Bezos tổ chức các cuộc họp tại Barnes & Noble
Trong những ngày đầu, Bezos, vợ của ông MacKenzie và nhân viên thứ ba của họ, Shel Kaphan, đã tổ chức các cuộc họp ở Barnes và Noble.
Năm 1996, Bezos đã gặp gỡ các chủ sở hữu của Barnes & Noble và các giám đốc điều hành cho biết họ ngưỡng mộ Bezos nhưng sẽ sớm khởi động một trang web “tiêu diệt” Amazon. Khi trang web đó khởi chạy, một trong những người sáng lập của công ty, Len Riggio, muốn gọi nó là Book Predator.
5. Jeff Bezos muốn nhân viên làm việc ít nhất 60 giờ mỗi tuần. Ý tưởng cân bằng giữa công việc và cuộc sống không tồn tại
Jeff Bezos đã làm việc không mệt mỏi hơn 8 tháng, đạp xe tới công ty từ sáng sớm đến tối muộn đến nỗi ông đã hoàn toàn quên mất chiếc xe ô tô xanh mà ông đã đỗ gần nhà.
Ông không bao giờ có thời gian để đọc thư và sau khi kết thúc công việc, ông đã tìm thấy một số vé đỗ xe, một thông báo rằng chiếc xe đã bị kéo đi, một vài cảnh báo từ công ty kéo và thông báo cuối cùng rằng chiếc xe đã được bán tại một cuộc đấu giá.
6. Mùa Giáng sinh điên cuồng đầu tiên của Amazon vào năm 1998
Ban đầu công ty gặp vấn đề về nhân sự. Mỗi nhân viên phải thay đổi nhiệm vụ ở các trung tâm thực hiện để đáp ứng các đơn đặt hàng. Họ mang bạn bè và gia đình của họ theo và thường ngủ trong xe trước khi đi làm vào ngày hôm sau.
Sau đó, Amazon tuyên bố rằng công ty sẽ không bao giờ thiếu lao động đáp ứng nhu cầu cho các kỳ nghỉ lễ một lần nữa, đó là lý do tại sao Amazon thuê rất nhiều công nhân thời vụ hiện nay.
7. Khi eBay xuất hiện trên thị trường, Amazon đã cố gắng xây dựng trang đấu giá của riêng mình để cạnh tranh
Ý tưởng đã trôi qua, nhưng Bezos lại yêu thích nó. Ông đã mua một bộ xương 40.000 USD của một con gấu Kỷ Băng Hà và trưng bày trong sảnh trụ sở chính của công ty. Nó vẫn còn đó ngày hôm nay.
8. Đầu năm 2002, Bezos đã giới thiệu khái niệm "hai đội pizza" đến Amazon
Nhân viên sẽ được tổ chức thành các nhóm ít hơn mười người - con số hoàn hảo để ăn đủ hai chiếc pizza cho bữa tối - và được dự kiến sẽ hoạt động độc lập. Các đội phải đặt ra những mục tiêu nghiêm ngặt, với những phương thức để đo lường thành công của họ. Những phương thức ấy được gọi là "chức năng phù hợp" và theo dõi những mục tiêu. Đó là cách Bezos quản lý đội của mình.
Bezos nói: "Giao tiếp là dấu hiệu của rối loạn trong bộ máy, có nghĩa là nhân viên không làm việc cùng nhau một cách gần gũi, hữu cơ. Chúng ta nên cố gắng tìm ra cách để các đội giao tiếp ít hơn với nhau hơn. Từ đó mỗi nhóm sẽ có những ý tưởng độc đáo riêng”.
9. Khách hàng không hài lòng có thể gửi email trực tiếp cho Jeff Bezos và ông sẽ chuyển tiếp thư đến đúng người, với một dấu “?” đáng sợ
Stone viết:
"Khi nhân viên của Amazon nhận được một email có dấu hỏi chấm của Bezos, họ phản ứng như thể họ đã phát hiện ra một quả bom đang được kích nổ vậy. Họ thường mất vài giờ để giải quyết bất cứ vấn đề gì mà CEO đã “gắn cờ” và chuẩn bị một giải thích kỹ lưỡng về những gì đã xảy ra. Lời giải thích sẽ được xem xét bởi các nhà quản lý trước khi câu trả lời được trình bày với Bezos. Những e-mail này được biết đến là cách đảm bảo tiếng nói của khách hàng luôn được lắng nghe trong công ty của Bezos.
10. Trước khi Google có "Chế độ xem phố - Street View", Amazon có "Chế độ chặn xem – Block View".
Năm 2004, Amazon tung ra một công cụ tìm kiếm, A9.com.
Nhóm A9 đã bắt đầu một dự án có tên Block View, một trang vàng trực quan, sẽ ghép các bức ảnh đường phố, cửa hàng và nhà hàng với danh sách của họ trong kết quả tìm kiếm của A9. Với ngân sách dưới 100.000 USD, Amazon đã đưa các nhiếp ảnh gia đến hai mươi thành phố lớn và thuê xe để bắt đầu chụp ảnh các nhà hàng.
Amazon cuối cùng đã bỏ Block View vào năm 2006 và năm 2007Google đã giới thiệu Chế độ Street View.
11. "Fiona" là tên mã ban đầu cho Kindle của Amazon
Kindle có tên gốc từ một cuốn sách có tên là "The Diamond Age" của Neal Stephenson.
Đó là một cuốn tiểu thuyết trong tương lai về một kỹ sư đánh cắp một cuốn sách giáo khoa hiếm hoi để tặng cho cô con gái, Fiona. Nhóm nghiên cứu đã làm việc trên Kindle nguyên mẫu nghĩ rằng sách giáo khoa hư cấu như là mẫu cho các thiết bị mà họ đang nghiên cứu.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin Bezos giữ lại cái tên Fiona, nhưng ông đã quyết định một cái tên khác, Kindle, bởi vì nó gợi lên ý tưởng bắt đầu một ngọn lửa.