100 ngày đầu của Tổng thống Trump giống của Bill Clinton

VietTimes -- Đã qua mốc 100 ngày đầu tại nhiệm của Tổng thống Trump, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, Nhà Trắng của Tổng thống Trump vẫn đang là những cuộc thử nghiệm chưa cho ra kết quả. Điều đó làm cho người ta liên tưởng tới 100 ngày đầu tại nhiệm của cựu tổng thống Bill Clinton.  
Tổng thống Donald Trump ký Lệnh điều hành số 3961
Tổng thống Donald Trump ký Lệnh điều hành số 3961

Tổng thống Trump vừa trải qua một trăm ngày đầu tiên. Đảng Cộng hòa của ông kiểm soát cả hai viện nhưng ông lại không thể thông qua được những dự luật cơ bản. Người nhập cư và chăm sóc sức khỏe hóa ra là hàng rào dây thép gai. Nhiều chức vụ trong chính quyền chưa được bổ nhiệm, những người đã được bổ nhiệm vào các chức vụ chủ chốt lại đang gây nhiều tranh cãi. Việc gia đình Tổng thống nhận vai trò điều hành làm dấy lên những lời chỉ trích từ các phe khác nhau rằng, Nhà Trắng cứ như thể đang bị biến thành một doanh nghiệp gia đình.

Tất cả những lời mô tả Một Trăm ngày đầu tiên của Trump trên cương vị Tổng thống cũng có thể áp dụng trong trường hợp Tổng thống Bill Clinton. Cùng trong thời điểm này của chính quyền, ông Clinton đã chứng kiến một bản dự luật mà ông đề xuất bị Đảng Cộng hòa bắn rụng tại Thượng viện. Ông có hai đề cử vào chức vụ Tổng chưởng lý, Zoe Baird và Kimba Wood  thì cả hai đều phải rút lui do bị phát hiện sử dụng lao động nhập cư không hợp pháp. Clinton có khác với Trump ở chỗ không phóng quả tên lửa nào vào Syria, ở thời của mình, nhưng đề cử thứ ba vào chức vụ Tổng Chưởng lý thành công là bà Janet Reno đã phải chứng kiến cuộc tấn công của FBI vào khuôn viên của chi nhánh giáo phái David ở Waco bang Texas kết thúc bằng hơn bảy chục mạng người . Chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh ở Trung Đông đã trở thành thách thức thật sự cho vị tân tổng thống với bất cứ sự kiện nào trong năm 1993: nước Mỹ áp đặt vùng cấm bay tại Iraq và vụ những kẻ Hồi giáo cực đoan đánh bom Trung tâm Thương mại vào tháng Hai. cũng vào thời gian này, Clinton bổ nhiệm vợ mình vào vị trí lãnh đạo đơn vị chuyên trách cải tổ hệ thống y tế.

Donald Trump có thể là một lãnh đạo kỳ lạ nhất trong lịch sử quốc gia, nhưng chưa hẳn đã là tổng thống đầu tiên mà Một trăm ngày tại nhiệm đầu tiên được mô tả là có nhiều rắc rối hơn là sự thành công. Sự so sánh với Clinton nói riêng, có lẽ cũng thỏa đáng. Giống như Trump, Clinton cũng tiến hành tranh cử theo cách của một người theo chủ nghĩa dân túy và bằng cách đó đã đánh bại ông Bush. Và mặc dù những người Dân chủ hôm nay có thể thích quên chuyện cũ, Clinton bắt đầu chiến dịch như một ứng viên cứng rắn với tội phạm và không có nhiều ưu thế trong cuộc đua. Nhưng có một sự song trùng giữa Clinton và Trump, đó là cả hai đều bước vào nhiệm sở vào thời điểm cuối của một kỷ nguyên cũ bước sang đầu một kỷ nguyên mới. Clinton là Tổng thống đầu tiên của hậu kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Trump thì là Tổng thống đầu tiên của một kỷ nguyên còn chưa có tên, kỷ nguyên hậu “Hậu Chiến tranh Lạnh”.

Clinton, tương tự như Trump, cũng cố gắng đem lại một cách làm mới đến Washington. Những động thái đầu tiên của Clinton rất triệt để, và trong khi vài sáng kiến táo bạo nhất của thời kỳ làm tổng thống của ông chưa được đưa ra trước Quốc hội hay công chúng trong 100 ngày đầu tiên, thực tế chúng đã hình thành ở phía sau sân diễn. Ông muốn chấm dứt lệnh cấm đối với những người đồng tính đang phục vụ trong lực lượng vũ trang. Đội đặc nhiệm chăm sóc sức khoẻ của vợ ông chắc sẽ kêu gọi bảo hiểm phổ cập. Ông rất tích cực vận động để đưa các vấn đề kiểm soát súng và phá thai vào chương trình nghị sự của Quốc hội, với mục tiêu cuối cùng là luật về Quyền tự do Truy cập Lâm sàng (FACE) và Luật cấm vũ khí tấn công năm 1994. Ông nghiêng mạnh về phía tả về các vấn đề xã hội, trong khi đưa đường lối của đảng của mình ra khỏi các quan điểm chính thống về nền kinh tế vị nhân công đã trở lên lạc hậu: một kết quả của điều đó là Hiệp ước NAFTA ra đời vào cuối năm đầu tiên tại nhiệm của ông. Trong chính sách đối ngoại, Clinton ngay lập tức vấp ngã - Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của ông, Les Aspin, chỉ tại vị được không đầy một năm và phải từ chức (một phần là do mất nhieuf sinh mạng của người Mỹ trong trận Mogadishu, chín tháng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Clinton).

Mặc dù những kết quả đạt được 100 ngày tại nhiệm đầu tiên là khá nghèo nàn, Clinton đã báo hiệu những tham vọng lớn cho việc chuyển đổi cả đảng của ông và Washington. Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất là điều mà ông ta không dự đoán: thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Hạ viện lần đầu tiên trong vòng bốn mươi năm vào tháng 11 năm 1994. Clinton chỉ thành công trong việc bổ nhiệm nhân sự Tòa án Tối cao, còn sau khi Đảng Cộng hòa tiếp quản Quốc hội, chính quyền Clinton trở nên nổi tiếng hơn vì chủ nghĩa tân tự do - như cách giờ đây người ta gọi tên - hơn là cho chương trình nghị sự xã hội của nó. Toàn cầu hoá và "nền kinh tế mới" là những cái nhìn của Clinton.

Sau 100 ngày đầu tiên tại nhiệm, Trump vẫn có vẻ như là người theo chủ nghĩa dân túy mà ông ta đã theo đuổi chiến dịch tranh cử. Trong nội bộ Nhà Trắng có các nhà chiến lược và cố vấn cam kết trung thành với chủ nghĩa quốc gia về kinh tế và hạn chế nhập cư, cũng như một chương trình nghị sự xã hội bảo thủ. Trump đã vận động, theo nhiều cách, với quan điểm chống Clinton, chống lại trào lưu toàn cầu hoá và đánh tan những làn sóng ngược chiều. Nhưng theo một khía cạnh nào đó, như quãng đường trăm ngày đầu tiên đã chỉ rõ, chính quyền Trump không phải là một hình ảnh sinh đôi của chính quyền của Clinton: Trump, cũng như Clinton, đều phụ thuộc vào bộ não tài chính vay mượn từ phố Wall và từ Goldman Sachs nói riêng. Sau sự thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1994, Clinton trở nên nổi tiếng với "hình tam giác" ý thức hệ, mặc dù các hạt giống của chiến thuật đó đã có từ trước đó rất lâu. Nhiều người ủng hộ Trump đã lo ngại rằng ứng cử viên của họ đã bắt đầu nóng lên theo cách của tổng thống Washington chỉ sau ba tháng. Ông Trump sẽ phản ứng thế nào, nếu xảy ra khả năng hầu như chắc chắn là Đảng Cộng hòa bị thất bại nặng nề trong kỳ bầu cử bổ sung Quốc hội sau một năm kể từ tháng Mười một tới?

Trump đã trở nên thiên hữu hơn so với thời kỳ tiến hành chiến dịch tranh cử năm ngoái. Những năm tháng tại vị của Clinton để lại những hậu quả thảm khốc, làm suy yếu tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ về lâu về dài và lãng phí những lợi thế chiến lược mà đất nước đã giành được khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. George W. Bush đã kéo dài và làm trầm trọng thêm sự điên rồ của người tiền nhiệm, và Barack Obama tỏ ra quá mềm yếu để mang lại "sự thay đổi" mà ông đã hứa. Đó là lý do tại sao Trump hiện đang là Tổng thống và tại sao Bernie Sanders lại là nhà chính trị nổi tiếng nhất tại Mỹ.