10 thói quen phổ biến nhưng thực sự không tốt cho bạn

VietTimes -- Khi nghĩ về thói quen xấu, chúng ta thường nghĩ rằng đó là hút thuốc hay ăn nhiều đồ ăn vặt. Tuy nhiên có một số thói quen mà nhiều người tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra nó gây ảnh hưởng không hề tốt tới bạn.

1. Mặc quần áo khi ngủ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Mặc quần áo đi ngủ không phải là ý tưởng hay. Những chiếc áo quá chật có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu khiến bạn cảm thấy nóng bức và khó chịu. Ngay cả khi việc này không làm bạn thức giấc nhưng vô hình chung làm rối loạn giấc ngủ của bạn.

2. Chải răng quá mạnh

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Bạn thường nghĩ rằng đánh răng càng mạnh càng sạch, thực tế điều đó không hoàn toàn đúng. Chỉ nên dùng một lực vừa đủ để dùng lông bàn chải làm sạch răng, nếu dùng lực quá mạnh có thể làm hỏng nướu và men răng của bạn.

3. Đa nhiệm

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Theo nghiên cứu, chỉ có 2% dân số thực sự có thể làm điều này hiệu quả. Vì thế đừng thử đa nhiệm khi bạn không chắc rằng mình nằm trong 2% đó. Tập trung vào một việc tại một thời điểm sẽ khiến hiệu quả công việc của bạn cải thiện rõ rệt.

4.  Ám ảnh bởi những thứ ngoài tầm kiểm soát

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Bạn không thay đổi được những gì người khác làm, vì thế kiểm soát người khác là điều hầu như không thể. Hãy sử dụng thời gian và sức lực để làm bản thân trở nên tốt hơn. Chúng tôi không khuyên bạn thờ ơ, nhưng đừng quá ám ảnh bởi những thứ không thể kiểm soát. Gia đình và bạn bè cần bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc, vì vậy không nên kiểm soát quá nhiều.

5.  Suy nghĩ thái quá

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Đây là cấp độ cao hơn của việc ám ảnh về những thứ ngoài tầm kiểm soát. Những người có thói quen này thường suy nghĩ quá nhiều đến nỗi tự tưởng tượng ra những trường hợp xấu nhất. Hậu quả, thói quen này thường gây ra căng thẳng. Sự căng thẳng liên tục sẽ giải phóng hàng loạt hoóc-môn gây ra những vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần như lo âu, trầm cảm, bệnh dạ dày, tim mạch. Đối với những người có thói quen này, chỉ tự nhủ “đừng lo lắng, sẽ ổn thôi” và tìm một thứ gì đó để thư giãn.

6.  Trì hoãn

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Trung thực mà nói, ai trong chúng ta cũng có tật trì hoãn, chỉ là mức độ ít hay nhiều. Nếu thói quen này không thể kiểm soát, bạn sẽ liên tục chịu những áp lực công việc khi để gần đến hạn mới làm. Hậu quả, những rắc rối trong công việc hay học tập luôn đổ ập xuống đầu bạn.

7. Ngôn ngữ cơ thể tiêu cực

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Tất cả chúng ta đã từng nghe nói: “Đừng phán xét một cuốn sách chỉ qua tấm bìa”, tuy nhiên trong cuộc sống, hầu hết tất cả mọi người đều dựa trên những gì chúng ta thấy. Các chuyên gia cũng cho rằng, phần lớn giao tiếp của con người dựa trên những cử chỉ không lời. Hãy tự phân tích xem bản thân có những cử chỉ tiêu cực như dáng đi lừ đừ, tư thế phòng thủ, ảnh mắt hung hăng... hay không, vì những cử chỉ này dễ khiến người khác hiểu sai về bạn. Nếu thấy bản thân có những cử chỉ này, nên cố gắng loại bỏ càng sớm càng tốt.

8. Lạm dụng thuốc giảm đau

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Thuốc giảm đau nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm những vấn đề về trí nhớ, thay đổi tâm trạng thất thường, kém tập trung và phản ứng chậm. Khi lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ loét và chảy máu các cơ quan trong cơ thể.

9. Mang giày cao gót hoặc dép xỏ ngón cả ngày

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Giày cao gót được coi là “vũ khí bí mật” giúp phái đẹp tôn dáng, khoe cặp chân dài. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng hàng ngày trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt. Khi đi giày cao gót, lưng dưới bị đẩy về phía trước, đồng thời đẩy hông làm cột sống không còn ngay ngắn nữa. Áp lực cơ thể lúc này dồn lên đầu gối làm trọng lượng cơ thể không phân bố đều trên chân.

Đối với dép xỏ ngón, tuy đối lập hẳn với giày cao gót nhưng nó cũng gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Bản chất bàn chân cong nên bề mặt phẳng của dép xỏ ngón không đủ hỗ trợ bàn chân, khiến gót chân dễ bị trượt ra ngoài gây áp lực cho mắt cá chân.

10. Thay thế bữa sáng bằng sinh tố

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Bạn có thể nghĩ rằng thay thế bữa ăn sáng với sinh tố là một sự lựa chọn lành mạnh. Nhưng các nhà dinh dưỡng cảnh báo rằng công thức của cốc sinh tố thông thường chủ yếu là trái cây, nước và sữa hạt, chứa quá nhiều đường trong một khẩu phần. Trái cây chắc chắn tốt cho bạn, nhưng dùng quá nhiều cùng lúc vẫn làm tăng đường huyết và tăng mức insulin trong máu. Nói cách khác, việc này dễ dẫn đến tăng cân. Vì vậy bạn nên cân nhắc về bữa sáng của mình.

Theo BrightSide