10 sai lầm cơ bản ít ai biết về cảm lạnh

VietTimes – Thời tiết giao mùa khiến nhiều người gặp vấn đề về đường hô hấp, trong đó cảm lạnh là bệnh dễ mắc nhất ở mọi lứa tuổi. Đây là bệnh lý thông thường do nhiễm virus, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, có rất nhiều hiểu lầm khiến bệnh cảm lạnh biến chứng nặng và lâu khỏi hơn, gây khó chịu cho người bệnh.

10. Cảm lạnh có thể chuyển thành cảm cúm

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Cảm lạnh và cảm cúm gây ra bởi 2 loại virus khác nhau, do đó bệnh này không thể biến thành bệnh khác. Mọi người thường nhầm lẫn những triệu chứng ban đầu của 2 căn bệnh này. Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt:

-  Cảm lạnh bắt đầu với đau họng, đau đầu, sốt và sổ mũi, xuất hiện dần dần trong 3-5 ngày. Triệu chứng của cảm cúm như sốt, nhức đầu, đau cơ và đau nhức xuất hiện nhanh chóng và dồn dập.

-  Nếu bị cảm lạnh, nhiệt độ cơ thể của bạn thường không tăng hoặc tăng rất ít. Nhưng nếu bị cúm, thân nhiệt có thể lên đến trên 38 độ C.

-  Cảm cúm không gây hắt hơi nhiều nhưng cảm lạnh thì có.

9. Có thể điều trị cảm lạnh bằng kháng sinh

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Thuốc kháng sinh không thể đánh bại virus vì cấu trúc của chúng khác với bệnh do vi khuẩn thông thường gây ra. Hơn nữa, thuốc kháng sinh có thể làm tình trạng chuyển xấu. Dùng kháng sinh không đúng cách sẽ khiến hệ miễn dịch yếu đi, tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển và triệu chứng cảm vẫn không hề giảm. Theo thời gian, lạm dụng nhiều sẽ khiến kháng sinh mất tác dụng do hiện tượng kháng thuốc.

8. Không thể điều trị cảm lạnh

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Thông thường, các triệu chứng cảm lạnh sẽ kéo dài trong khoảng 3 ngày. Tuy nhiên nếu không có hướng điều trị tích cực, bạn có thể gặp biến chứng hoặc triệu chứng bệnh khó chịu sẽ kéo dài cả tháng. Vậy nên ngay khi cảm thấy những hiện tượng bất thường như khó thở, bạn cần được trợ giúp y tế ngay.

7. Không nghỉ ngơi khi bị cảm lạnh

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Nhiều người thường tiếp tục làm việc ngay cả khi họ cảm thấy không khỏe. Một số người còn tin rằng không để bản thân thư giãn thì sẽ khỏi bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên thực tế, cách làm này sẽ khiến bệnh lâu khỏi và dễ tái phát. Thậm chí, đi làm khi bị cảm lạnh có thể lây cho mọi người xung quanh. Tốt hơn hết, bạn nên nghỉ ở nhà trong 1-2 ngày và sau đó trở lại làm việc.

6. Luôn nằm một chỗ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Nếu bị cảm lạnh và nằm trên giường cả ngày, bạn có thể bị biến chứng viêm phế quản hoặc viêm phổi. Việc nằm quá nhiều sẽ khiến máu lưu thông máu kém đi. Bạn nên đứng dậy đi dạo hoặc tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể khoan khoái hơn.

5. Không khí lạnh có thể gây cảm lạnh

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Nhiều người nghĩ không khí lạnh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cảm lạnh, nhưng thực ra không phải vậy. Bệnh cảm chỉ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với virus. Nguyên nhân là luồng không khí khô làm khô màng nhầy trong đường hô hấp khiến cơ thể dễ tiếp xúc với virus hơn.

4. Nếu để tóc ướt ra đường, bạn sẽ bị cảm lạnh

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Tóc ướt cũng như gió hoặc mưa không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cảm lạnh hoặc cảm cúm. Nguyên nhân chính là do virus – những sinh vật rất khỏe và di chuyển dễ dàng. Chúng tồn tại ở bất cứ nơi nào:

-  trên các bề mặt trong nhà hơn 7 ngày

-  trên quần áo, thảm hoặc giấy trong khoảng 12 giờ

-  trên tay trong vài phút hoặc trong 1 tiếng (tùy thuộc vào loại virus)

-  trên tay nắm cửa trong 6 giờ

Tuy nhiên, bạn cũng không nên để tóc ướt ra đường vì thời tiết lạnh sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể yếu đi.

3. Bạn chỉ bị cảm lạnh 1 lần trong 1 mùa

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Thực tế rất khó tái phát cảm lạnh đến lần thứ 2 bởi vì hệ miễn dịch sau khi chiến đấu với virus sẽ tự động sinh ra kháng thể chống lại virus đó. Tuy nhiên, có đến hơn 200 loại virus khác nhau gây ra bệnh cảm lạnh, vì thế nếu không cẩn thận bạn vẫn có nguy cơ mắc đến lần thứ 2.

2. Cảm lạnh có thể chữa trong 1 ngày

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Có nhiều người nghĩ rằng uống nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc sẽ khiến cơ thể khỏe lại sau 1 ngày. Thực chất đây là sai lầm vô cùng nguy hiểm. Cơ thể cần thời gian để bình phục, bạn dùng thuốc chỉ làm giảm các triệu chứng, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác gây hậu quả rất nghiêm trọng. Bạn cũng nên cẩn thận với các loại thuốc có chứa paracetamol khi điều trị cảm lạnh. Dư lượng paracetamol không chuyển hóa có thể dẫn đến suy gan.

1. Đợi khỏi hẳn các triệu chứng mới quay lại làm việc bình thường

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Ho và chảy nước mũi sau cảm lạnh có thể kéo dài đến 4 tuần. Nếu cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể quay lại làm việc bình thường chứ không nhất thiết phải đợi đến khi hết triệu chứng.

Theo BrightSide