10 địa điểm nổi tiếng trên thế giới sẽ sớm biến mất trong tương lai

VietTimes -- Sự nóng lên của toàn cầu đã và đang thay đổi cả về khí hậu lẫn cảnh quan trên Trái đất. Trong tương lai, một số địa điểm nổi tiếng như đảo Phục sinh ở Chile hay Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc có nguy cơ biến mất.

1. Đảo Phục Sinh, Chile

Đảo Phục Sinh hiện đang gặp khó khăn. Điều này là do một lượng lớn khách du lịch để lại rất nhiều rác nơi đây và do đó làm hư hại các bức tượng và toàn bộ hệ sinh thái đảo.

2. Núi Kilimanjaro, Tanzania

Núi Kilimanjaro là điểm cao nhất ở châu Phi, và nó được bao phủ bởi tuyết. Tuy nhiên, trong 100 năm qua, tuyết đã bắt đầu tan chảy nhanh chóng và lượng mưa không thể bù đắp cho quá trình này. Các nhà khoa học dự đoán rằng tuyết sẽ biến mất vào năm 2033, và núi lửa sẽ mất hoàn toàn diện mạo hiện tại của nó.

3. Đảo Culebra, Puerto Rico

Hải quân Hoa Kỳ từng có các cuộc tập trận trên hòn đảo này, ảnh hưởng rất nhiều đến thực vật và động vật trên đảo. Năm 1975, các vụ đánh bom đã chấm dứt nhưng du lịch đại chúng thậm chí còn gây thiệt hại nhiều hơn cho hệ sinh thái vốn đã bất ổn này. Hệ sinh thái của toàn bộ hòn đảo hiện đang bị đe dọa.

4. Madagascar

Tất cả các khu rừng Madagascar sẽ bị giảm vào năm 2025 nếu chúng không được giải cứu. Có những loài động vật trên đảo mà vẫn chưa được nghiên cứu và có khả năng chúng sẽ tuyệt chủng trước khi có sự khám phá của con người.

5. Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành được hàng triệu du khách tới thăm mỗi năm, và nhiều người trong số họ lấy một hoặc hai hòn đá làm đồ lưu niệm. Các yếu tố khác bao gồm hành vi phá hoại, bán đá trên thị trường, nông dân vô tư lấy đá để làm hàng rào và xói mòn từ bão cát. 22% bức tường đã biến mất, vào khoảng 2.000 km.

6. Bagan, Myanmar

Bagan là nơi có hơn 2.000 ngôi đền và chùa Phật được xây dựng vào thế kỷ 11 và 12. Chúng đã được phục hồi tích cực từ năm 1995 đến năm 2008, nhưng sau đó khách du lịch đã đến đây. Nhiều người thậm chí leo hẳn lên chùa để có một tầm nhìn tốt, dẫn đến sự suy thoái của những công trình cổ xưa này.

7. Nuuk, Greenland

Nuuk là thủ phủ của Greenland, được “cai trị” bởi tuyết và gấu Bắc cực. Chính phủ có kế hoạch đổi mới ngành công nghiệp đá quý ở đây. Điều này sẽ dẫn đến việc xây dựng các mỏ, làm sự thay đổi tình trạng của hệ sinh thái. Hơn nữa, băng ven biển của Greenland có thể tan chảy vào năm 2100, và thủ đô nằm ngay cạnh đảo.

8. Hồ Nicaragua

Nicaragua là nơi duy nhất trên thế giới có cá mập nước ngọt sống. Vào tháng 7 năm 2014, chính phủ đã phê duyệt việc xây dựng Kênh Nicaragua nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Hàng trăm ngôi làng sẽ được sơ tán và di chuyển. Những kế hoạch này gần như chắc chắn sẽ “tước đoạt” hơn 0,5 triệu ha rừng nhiệt đới và đầm lầy của Nicaragua.

9. Quần đảo Seychelles

Các bãi biển Seychelles đang dần chìm đắm. Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao dẫn đến sự tuyệt chủng của san hô, xói mòn sa thạch và rửa trôi các hòn đảo. Các nhà khoa học nghĩ rằng vấn đề khi Seychelles hoàn toàn dưới nước chỉ còn phụ thuộc vào thời gian.

10. Rạn san hô Great Barrier Reef, Úc

Sự nóng lên toàn cầu là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Rạn san hô Great Barrier: nếu nhiệt độ tăng lên trên 1°C so với bình thường, rong biển bắt đầu chết và san hô phải đối diện trực tiếp với ánh sáng mặt trời mạnh, đưa những sinh vật biển khác đến trú ngụ.

Theo Brightside