1. Trên đôi bàn tay, Việt Nam
Cầu Vàng hiện trở thành địa điểm du lịch chính tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Cây cầu từ khi khai trương đã lập tức thu hút hàng triệu lượt du khách nhờ cấu trúc độc đáo - 2 bàn tay khổng lồ nâng đỡ cả cây cầu.
Theo các nhà thiết kế, đây là hình ảnh mô phỏng bàn tay của Thiên Chúa đang nâng dải vàng này ngay trên mặt đất. Và theo các du khách, họ rất ấn tượng với tác phẩm này, và họ ngưỡng mộ những người thiết kế tài năng, sáng tạo đã nghĩ ra và thực hiện ý tưởng độc đáo như vậy.
2. Trên bầu trời, Malaysia
Nhìn từ trên cao, chiếc cầu như vắt ngang qua cả một bầu trời, thế nên cây cầu mới có tên gọi “Sky Bridge”. Sky Bridge là một cây cầu nhờ vào cột trụ bằng thép và 8 dây cáp kiên cố bắc qua đỉnh núi Mat Chincang dành cho người đi bộ.
3. Trên khắp đại dương, Trung Quốc
Đông Hải là cây cầu lớn ở biển Đông và cũng là cây cầu vượt biển đầu tiên ở Trung Quốc, nối vùng đất liền Thượng Hải với Cảng Dương Sơn ở Trung Quốc.
Hình chữ S duyên dáng của cây cầu không những đạt được vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn vì mục đích an toàn. Không giống như những cầy cầu thẳng khác, tài xế trên đường cao tốc cong buộc phải tỉnh táo để tập trung lái.
4. Qua một khu rừng, Canada
Cầu treo Capilano bắc qua một con sông có cùng tên bắt nguồn từ tên của lãnh tụ bộ lạc Ấn Độ Squamish. Hai bên bờ sông là những hàng cây tuyết tùng thẳng tắp lên trời xanh. Bên dưới cầu treo là dòng sông Capilano trong veo chảy uốn khúc và róc rách len qua các viên đá như một con suối. Cây cầu chủ yếu được kết bằng những sợi dây thừng to bằng bắp tay, cứ lắc qua lắc lại, gây cảm giác mất thăng bằng khiến không ít du khách phải bỏ cuộc.
5. Phản xạ, Đức
Điều đặc biệt của cây cầu Rakotzbrücke nổi tiếng chính là hình ảnh phản chiếu của nó trên mặt hồ luôn tạo nên một vòng tròn tuyệt vời và hoàn hảo dù nhìn ở bất cứ góc độ nào. Nơi này được bao quanh bởi lớp hào quang thần bí và du khách chỉ có thể ngắm nhìn từ xa.
Lối vào cầu được đóng kín không phải vì lý do huyền bí mà vì lý do an toàn. Công trình này được xây dựng không phục vụ mục đích đi lại mà chỉ mang tính thẩm mỹ.
6. Trên thác nước, Hoa Kỳ
Cầu Benson là cây cầu bắc qua thác Multnomah thuộc bang Oregon của Mỹ. Theo một truyền thuyết cổ đại, thác Multnomah xuất hiện sau khi con gái của một tộc trưởng nhảy lên từ vách đá hy sinh bản thân mình cho các linh hồn để cứu bộ tộc của cô khỏi một căn bệnh khủng khiếp.
Người đi trên cầu chắc chắn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi được đứng giữa khung cảnh hùng vỹ của núi rừng, bạn như được chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp khổng lồ ngay trước mặt.
7. Dựa vào thác nước, Na Uy
Ở hạt Hordaland của Na Uy có một thác nước rất hùng vỹ nằm trong khu đô thị của Odda, thác nước đó có tên là Låtefossen hoặc Låtefoss. Đây là một thác nước cao gần 200 mét. Thác nước đặc biệt ở chỗ, từ trên hồ Lotevatnet, nó chia làm hai dòng chảy đổ ầm ầm xuống dưới. Hai dòng thác này gặp nhau ở gần cuối dòng chảy. Điều đặc biệt của thác nước này còn nằm ở chỗ có một cây cầu bằng đá với sáu vòm cong được bắc qua con thác để nối liền tuyến đường. Cây cầu đá này được xây dựng xong vào năm 1859. Đứng ở trên cây cầu bắc qua thác nước Låtefossen này, bạn sẽ thấy được sự hùng vỹ của thiên nhiên và cảm thấy như được hòa mình vào dòng thác tuyệt đẹp.
8. Hệ thống kênh và ống dẫn nước, Anh
Cầu nước Pontcysyllte nằm trong hệ thống dẫn nước từ kênh Llangollen đến các mỏ than ở Denbighshire và hệ thống kênh rạch ở xứ Wales, bắc qua thung lũng sông Dee và là cây cầu nước dài nhất và cao nhất ở Anh.
Được xây dựng cách đây 200 năm, tuyến đường thủy độc đáo này không chỉ trở thành một kiệt tác về kỹ thuật mà còn là kiến trúc hoành tráng hoàn hảo được xếp vào hàng Di sản Thế giới.
9. Từ trí tưởng tượng, Tây Ban Nha
Puente Nuevo được dịch từ tiếng Tây Ban Nha là "Cầu mới", nhưng thực ra nó được xây dựng vào thế kỷ 18.
Cây cầu một nhịp cổ này được xây dựng một cách nhanh chóng, kéo dài trong 6 năm và sụp đổ đồng thời cướp đi mạng sống của khoảng 50 người. Đó là lý do tại sao việc tái xây dựng cây cầu được thực hiện rất nghiêm túc và mất tận 34 năm.
10. Cầu Kính, Trung Quốc
Cây cầu kính bắc qua hai đỉnh núi ở công viên quốc gia Trương Gia Giới, Trung Quốc có chiều dài 430 m và nằm ở độ cao 300 m so với mặt đất. Hàng nghìn người đã đổ về đây để trải nghiệm cảm giác đi trên cây cầu đáy kính cao nhất, dài nhất thế giới
Du khách có thể đi dọc cây cầu, những người mạo hiểm hơn có thể thử nhảy bungee hoặc trượt cáp.
Theo Bright Side